Trước đó, năm 2020, Mỹ đã thông qua việc bán tới 200 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) cho Úc.
Tại sao Úc cần chúng?
Theo trang Conversation, Úc có một lỗ hổng trong khả năng tấn công tầm xa kể từ khi nước này cho máy bay tấn công tầm xa F-111 nghỉ hưu vào năm 2010.
F-111 có thể bay tới khoảng 6.000km, nhưng máy bay được đưa vào thay thế có tầm bay thấp hơn đáng kể: F/A-18F có tầm bay 2.700km, trong khi F-35A với tầm bay chỉ 2.200km.
Vì vậy, việc bổ sung các tên lửa tấn công chính xác, tầm xa cho phép các nền tảng này tạo ra sức mạnh Úc lớn hơn ở khoảng cách xa hơn.
Đặc biệt, Tomahawks và LRASM cho phép máy bay và tàu chiến phóng tên lửa xa hơn khỏi nguy cơ tiềm ẩn.
Nếu Úc có thể giữ các mục tiêu chính đang bị đe dọa, thì một đối thủ tiềm năng sẽ ít có khả năng thực hiện một hành động thù địch hơn, hoặc ít nhất là suy nghĩ cẩn thận hơn trước khi tấn công.
Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho “khả năng tương tác” với các đồng minh quan trọng như Mỹ, để các lực lượng của Úc và Mỹ có thể phối hợp hoạt động dễ dàng hơn nếu cần.
Tất nhiên, các hệ thống này cũng đi kèm với chi phí đáng kể. Việc mua khoảng 220 quả Tomahawk sẽ tiêu tốn 1,3 tỉ AUD, trong khi 20 bệ phóng HIMARS và tên lửa thu hút một hóa đơn trị giá 558 triệu AUD. Khoảng 200 LRASM tiêu tốn thêm 1,47 tỉ AUD nữa.
Góp phần chạy đua vũ trang?
Có một câu hỏi liệu những giao dịch mua này có góp phần vào một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực hay không.
Hiện Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng khả năng quân sự của mình và điều này đang khiến các quốc gia khác trong khu vực e ngại.
Trong khi nhiều người chỉ trích khoản chi khổng lồ cho việc mua sắm tàu ngầm theo AUKUS, và những chỉ trích Úc phục tùng lợi ích của Mỹ, trên thực tế các quốc gia đều phải duy trì khả năng tấn công và phòng thủ, đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.
Răn đe là một khái niệm nền tảng của quan hệ quốc tế, và những giao dịch mua sắm này giúp Úc duy trì khả năng ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận