14/10/2020 18:00 GMT+7

Vì sao rất ít vắc xin được dùng cho người cao tuổi?

MINH HẢI (Theo BBC)
MINH HẢI (Theo BBC)

TTO - Người cao tuổi dễ bị tổn thương trước bệnh tật, nhưng vì sao họ ít khi được tiêm phòng bệnh?

Vì sao rất ít vắc xin được dùng cho người cao tuổi? - Ảnh 1.

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh cụ thể - Ảnh: GETTY

Vắc xin được tìm ra lần đầu vào năm 1796 dùng để chống lại bệnh đậu mùa. Từ đó đến nay, bằng tiến bộ khoa học kỹ thuật, loài người tạo thêm ra nhiều loại vắc xin mới, nâng cao được sức khỏe con người, giảm đáng kể những thiệt hại về người và kinh tế do bệnh tật gây nên.

Tuy nhiên, có một vấn đề cho đến nay y học hiện đại vẫn chưa thể khắc phục được, đó là hầu hết các loại vắc xin chỉ có tác dụng hữu hiệu trên trẻ em và người trẻ tuổi. Trong khi đó, nhóm rất dễ bị tổn thương trước bệnh tật là người cao tuổi thì rất khó tiêm phòng.

Lý do là bởi sự khác biệt trong hệ thống miễn dịch của họ với các nhóm tuổi còn lại.

Cũng giống như nhiều bộ phận khác của cơ thể, hệ thống miễn dịch của chúng ta có dấu hiệu lão hóa theo độ tuổi.

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới rất phức tạp của các loại tế bào tương tác với nhau. Nếu một cái gì đó, một nơi nào đó trong hệ thống không hoạt động, nó sẽ làm gián đoạn sự cân bằng vốn rất mong manh của phản ứng miễn dịch.

Đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời, một số tế bào miễn dịch không còn chức năng vốn có nữa.

Khi một người bị nhiễm mầm bệnh, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ có phản ứng liên kết và bắt đầu tấn công tiêu diệt mầm bệnh tại vị trí lây nhiễm, ngăn không cho mầm bệnh lan sang các khu vực khác của cơ thể.

Cơ chế hoạt động của vắc xin là đưa kháng nguyên vào để kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch "bắt chước" giống như nhiễm trùng tự nhiên.

Vấn đề là trong cơ thể người cao tuổi, sự liên kết các tế bào miễn dịch bị suy giảm chức năng và phá vỡ. Điều đó có nghĩa khi nhiễm bệnh hoặc có kháng nguyên vào, cơ thể sẽ mất đi khả năng ứng phó, không thể nhận diện nó như là "vật lạ". Do đó, không thể kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, giống như nhiễm trùng tự nhiên được nữa.

Trong khi đó, ở cơ thể trẻ em và nhóm người trẻ tuổi, hệ miễn dịch không bị lão hóa mà vẫn có thể có các phương pháp để bổ sung, tăng cường sự liên kết tế bào. Bởi vậy, vắc xin áp dụng trên nhóm đối tượng này có hiệu quả hơn.

Mặc dù một số người cao tuổi sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn những người cùng độ tuổi do chăm sóc bản thân điều độ hoặc may mắn có được cấu tạo di truyền phù hợp. Nhưng điều đó cũng không đủ để có được hiệu quả tối ưu khi dùng vắc xin, đặc biệt với các virus mới mà khoa học chưa có nhiều hiểu biết về chúng, ví dụ như virus corona.

Vắc xin COVID-19 dạng hít và xịt sẽ hiệu quả hơn dạng chích? Vắc xin COVID-19 dạng hít và xịt sẽ hiệu quả hơn dạng chích?

TTO - Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể chặn đứng virus gây COVID-19 một cách hiệu quả ngay tại mũi và miệng, nơi chúng tấn công trực tiếp vào cơ thể. Các cuộc thử nghiệm trên chuột cho thấy vắc xin dạng hít và xịt có kết quả rất khả quan.

MINH HẢI (Theo BBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp