1. Phát triển não bộ cho thai nhi
Trước đây, việc tập luyện thể dục từ nhỏ chỉ được xem là điều cần thiết để phát triển trí óc của trẻ em khi chúng còn nhỏ. Nhưng một nghiên cứu mới đây của đại học Montreal (Canada) đã chỉ ra rằng, phụ nữ tập luyện thể dục nhẹ đều đặn khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần 20 phút cũng sẽ giúp phát triển não bộ cho thai nhi.
2. Có giấc ngủ tốt hơn
Người mẹ có những giấc ngủ tốt trong thời kỳ mang thai sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển về xương khớp của trẻ sau này. Nhưng nhiều phụ nữ lại gặp phải bệnh mất ngủ trong khoảng 3 tháng cuối thời kỳ mang thai. Tập luyện thể dục nhẹ nhàng vào buổi chiều là cách tốt nhất để chữa bệnh khó ngủ.
3. Ngăn ngừa bệnh đau lưng
Đau lưng là triệu chứng rất thường gặp với phụ nữ mang thai đến từ việc tăng cân, gây nhiều nguy hiểm cho người mẹ lẫn thai nhi. Có nhiều cách để chữa bệnh đau lưng và tập luyện được xem là cách thức hiệu quả nhất. Tập luyện thể dục đều đặn giúp cơ thể của phụ nữ mang thai trở nên cân bằng và dẻo dai hơn, chống đỡ được sức ép lên các vùng xương khớp do cân nặng gây ra.
4. Giảm nguy cơ tiểu đường
Chứng tiểu đường thai nghén (gestational diabetes) là một bệnh rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Dù chứng bệnh này thường biến mất sau khi sinh nhưng tiểu đường thai nghén cũng thường là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường mức 2 (nguy hiểm) với các bà mẹ sau này. Chưa kể, chứng bệnh này còn là nguyên nhân chính khiến thai nhi tăng cân đột biến, khiến việc sinh sản trở nên vô cùng nguy hiểm.
5. Cân bằng hormon
Khi mang thai, cơ thể sẽ tự động tiết ra relaxin, một loại hormon làm mềm các khớp xương, giúp cổ tử cung co giãn tốt nhưng cũng khiến cơ thể trở nên mong manh hơn khi hoạt động nặng. Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cân bằng lượng hormon này.
6. Giúp dễ giảm cân sau khi sinh
9 tháng mang thai sẽ khiến cơ thể trở nên đặc biệt trì trệ với khoảng 20kg tăng thêm. Việc tập luyện giảm cân sau khi sinh vì thế cũng trở nên khó khăn hơn. Cách tốt nhất để phụ nữ giảm cân sau khi sinh đó là làm quen với việc tập luyện trong thời gian mang thai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận