Kỳ nghỉ lãng mạn với vô vàn ảnh chụp khiến chúng ta không thể không ghen tị và sốt ruột, muốn chi tiền cho một điểm đến tương tự, nếu nổi tiếng hơn thì càng tốt - Ảnh: Travel Triangle
Làm sao họ có thể chi trả cho những khoản tiền đó? Có thể họ đang ngập trong nợ nần, hay có một khoản tiền thừa kế, hay đang tiêu sạch quỹ lương hưu. Học có thể họ đã tìm ra bí quyết chi tiêu, đó là: "Bạn có thể có bất cứ gì bạn muốn, chỉ không có tất cả thôi".
Chiếc xe mới, ngôi nhà mới và chuyến du lịch đáng mơ ước đó là kết quả hào nhoáng của một loạt quyết định mà họ không nói ra. Những gì chúng ta không thấy thường lại là những gì họ phải đánh đổi.
Bạn thấy những gì người khác muốn bạn thấy
Đó là điều bạn nên nhớ khi ngầm đánh giá chuyện tiêu xài của người khác. Các nhà kinh tế học và chuyên gia tâm lý cho biết chúng ta quan tâm đến trạng thái của mình, nhất là so với những ngang hàng, và những gì chúng ta mua có thể là một cách để theo dõi điều này.
Chúng ta có thể mất tự tin nếu sợ rằng những thứ chúng ta mua dưới mức trung bình của cả nhóm, và cảm thấy tự tin hơn nếu nghĩ mức tiêu tiền của mình cao hơn trung bình.
Đó là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng "tiêu dùng phô trương", đặc biệt dễ nhận thấy ở trường hợp những người mới giàu mua đồ hiệu để thể hiện tiềm lực kinh tế và vị trí xã hội.
Hiện tượng này không chỉ đúng với giới giàu có. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc đọc và gửi các tín hiệu về tình hình tài chính tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta - cứ thử lướt một vòng newfeed trên Facebook mà xem.
Một cô bạn đi du lịch châu Âu dịp nghỉ lễ, một anh bạn cùng tòa nhà khoe đôi giày Nike xịn, vợ chồng bạn đi ăn tối ở nơi giá một bữa bằng tiền ăn cả tháng của bạn… Rất nhiều thứ khiến chúng ta cảm thấy mình thật thua kém.
Nhiều quyết định của chúng ta được dựa trên hiệu ứng so sánh này. Chúng có thể khiến một số người có động lực kiếm nhiều tiền hơn, làm việc chăm chỉ, đầu tư và kiên gan chịu khổ hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể khiến bạn tốn tiền vào những thứ lãng xẹt và bỏ qua những gì quan trọng.
Bạn không thể thấy những gì người khác phải từ bỏ
Nhiều người rơi vào tình trạng "tiêu không suy nghĩ" và không kiểm soát được tiền của mình đang đi đâu. Bạn cần đặt ra các mục tiêu tài chính để thay đổi hành vi tiêu dùng.
Ví dụ, nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm, việc tiêu nhiều tiền và tiết kiệm ít khiến mục tiêu đó là không thể. Nếu thực sẽ muốn đạt mục tiêu, bạn sẽ tự nguyện cắt giảm số tiền chi cho những thứ ít quan trọng hơn, như ăn uống ngoài hàng, mua đồ xa xỉ…
Thay vì nhìn cách người khác tiêu tiền, bạn nên cân nhắc tài chính của mình và tầm quan trọng của thứ bạn định chi tiền - Ảnh: Medium
Điều quan trọng là bạn cần nhận biết điều gì là thật sự cần thiết với mình, điều gì không. Thuê người giúp việc là thừa thãi nếu gia đình bạn chỉ có hai vợ chồng, nhưng lại là điều không thể thiếu với một bà mẹ ba con vẫn phải đi làm. Chúng ta nên quyết định tiêu tiền dựa trên mục tiêu và khả năng tài chính của mình, thay vì để thể hiện với người khác.
Hơn nữa, phong cách sống "sang chảnh" của những người quanh bạn có thể không phải lúc nào cũng như bạn tưởng. Có thể họ đang nợ rất nhiều, có thể họ sẽ phải làm việc tới năm 75 tuổi… Bạn không thể biết những điều đó nếu chỉ nhìn vào những gì họ khoe.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận