28/03/2023 15:24 GMT+7

Vì sao nhiều lãnh đạo châu Âu gấp rút đến thăm Trung Quốc?

Tổng thống Pháp, Thủ tướng Tây Ban Nha và Chủ tịch Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ có các chuyến thăm nối tiếp đến Trung Quốc trong tháng 4 tới.

Vì sao nhiều lãnh đạo châu Âu gấp rút đến thăm Trung Quốc? - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bali, Indonesia vào tháng 11-2022 - Ảnh: XINHUA

Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đang gấp rút đến thăm Trung Quốc trong tháng 4 tới, ngay sau chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga, nhằm thúc đẩy hơn nữa các tuyên bố của Bắc Kinh về vai trò "kiến tạo hòa bình" của nước này, cũng như vận động Trung Quốc không tiến lại gần thêm Matxcơva.

Lo ngại liên minh quân sự Nga - Trung

Theo dự kiến, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez sẽ đến thăm Trung Quốc trong tuần đầu tháng 4. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã thuyết phục được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cùng đi trong chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 4-4.

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell có thể cũng sẽ đến Bắc Kinh nhân dịp tới dự Hội nghị thượng đỉnh các ngoại trưởng nhóm G7 tại Nhật Bản vào ngày 16-4, để có những "đối thoại chiến lược" với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương.

Đến thăm Trung Quốc, các nhà lãnh đạo châu Âu được cho là sẽ thuyết phục quốc gia này không cung cấp vũ khí cho Nga, lo ngại việc Matxcơva nhận vũ khí từ Trung Quốc có thể là "ngòi nổ" cho Chiến tranh thế giới thứ III.

Hiện Tây Âu đang lo lắng về khả năng can thiệp quân sự của Trung Quốc vào chiến tranh Ukraine. Nếu điều này xảy ra, cán cân sẽ nghiêng về phía có lợi cho Matxcơva, đồng thời cũng mở rộng thêm cuộc xung đột với sự tham gia của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ.

Theo nguồn tin chính phủ của báo SCMP, nếu phương Tây không có động thái gây áp lực nào trong vấn đề vũ khí, Bắc Kinh có thể sẽ "tự tin" cung cấp vũ khí cho Nga.

Một quan chức ngoại giao cho rằng kỳ vọng cho các chuyến thăm này là khá thấp, "nhưng điểm mấu chốt là đến và truyền đạt các quan điểm này với tư cách cá nhân (của các nhà lãnh đạo)".

Trong khi Trung Quốc đã làm châu Âu ngạc nhiên với vai trò "môi giới" cho việc tái thiết lập ngoại giao giữa Iran và Saudi Arabia ngày 10-3 vừa qua, chuyến thăm đến Bắc Kinh cũng sẽ giúp các nhà lãnh đạo châu Âu đánh giá được thiện chí "kiến tạo hòa bình" của Trung Quốc đối với cuộc chiến tại Ukraine.

Đến vì mục đích kinh tế riêng

Các vấn đề liên quan đến Trung Quốc trong chiến tranh Ukraine là điều duy nhất mà các quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu có chung tiếng nói. 

Trong một hội nghị họp kín vào tuần trước, các quốc gia châu Âu đã không thể đoàn kết để đưa ra chính sách kinh tế chung của khối đối với Bắc Kinh, trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh như hiện nay.

Theo nhận định, nhân dịp chuyến thăm, Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Tây Ban Nha Sanchez có thể sẽ ký một loạt thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc, nỗ lực củng cố hơn nữa nền kinh tế riêng của từng quốc gia.

Ông Putin khẳng định Nga và Trung Quốc không liên minh quân sựÔng Putin khẳng định Nga và Trung Quốc không liên minh quân sự

Trả lời phỏng vấn trên truyền hình nhà nước ngày 26-3, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga và Trung Quốc không tạo ra một liên minh quân sự nào.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp