02/06/2024 21:58 GMT+7

Vì sao người dân Đồng bằng sông Cửu Long ly hương sau mỗi mùa hạn mặn?

Sau mỗi mùa hạn mặn, người lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long lại ly hương để đến TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… tìm việc làm. Vì sao như vậy?

Ông Võ Xuân Tân, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, tại buổi đối thoại - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ông Võ Xuân Tân, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, tại buổi đối thoại - Ảnh: CHÍ QUỐC

Buổi đối thoại "Nỗi lo ly hương sau mùa hạn mặn" diễn ra tại Trung tâm truyền hình Việt Nam ở TP Cần Thơ (VTV Cần Thơ) tối 2-6.

Sau hạn mặn, dân lại đi nơi khác tìm việc làm

Ông Võ Xuân Tân, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết năm 2024 Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng, bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, nắng nóng và mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.

Tại Hậu Giang ghi nhận hạn, mặn ảnh hưởng nhiều đến sinh kế của bộ phận không nhỏ người lao động ở nông thôn. Cụ thể, bà con đã phải bỏ một vụ sản xuất khoảng ba tháng, mất đi thu nhập trên mảnh ruộng, vườn của mình.

Tiếp đến là ảnh hưởng tới việc làm ở nông thôn khi ở nhiều vùng bà con phát triển nghề đan lát lục bình có nguồn nguyên liệu chính từ lục bình trên sông. Nhưng do hạn, mặn gay gắt lục bình chết, bà con mất đi nguồn nguyên liệu tại chỗ, làm gián đoạn một số ngành nghề lao động nông thôn.

Đặc biệt, hộ nghèo, cận nghèo ít có đất sản xuất, trong khi bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn khiến thiếu kinh phí tái sản xuất cho vụ sau, do đó bắt buộc một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là người trẻ phải chuyển đổi nghề, chuyển đến các thành phố lớn, những khu vực có khu công nghiệp để tìm việc làm.

Ông Trịnh Minh Hùng, phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, cho biết dù tỉnh có những chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nhưng tình trạng di cư do thiếu sinh kế sau mỗi mùa hạn mặn là vấn đề nhức nhối, dai dẳng mà người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng phải đối mặt.

Khi hạn mặn tấn công, nguồn nước ngọt bị cạn kiệt, đất đai bị nhiễm mặn, các hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản bị đình trệ khiến người dân mất đi nguồn thu nhập chính.

"Thực trạng cho thấy sau mỗi mùa hạn mặn, một số lượng lớn người dân, đặc biệt ở các xã ven biển buộc phải di cư đến các nơi khác để tìm sinh kế. Họ thường đi đến Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, những nơi có việc làm phong phú hơn", ông Hùng cho biết.

TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng di dân không phải bây giờ mới diễn ra mà lịch sử phát triển Đồng bằng sông Cửu Long đã chứng kiến nhiều cuộc di dân.

"Số liệu thống kê cho thấy trong 10 năm Đồng bằng sông Cửu Long đã có hơn 1,3 triệu người rời bỏ ruộng đồng, còn cao hơn dân số một vài tỉnh trong vùng. Việc nhìn nhận vấn đề này như một chỉ dấu, trong đó có nhiều nguyên nhân mà hạn, mặn, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân đó", ông nói.

Làm sao để kéo lao động trở lại Đồng bằng sông Cửu Long?

TS Trần Hữu Hiệp cho rằng cần tạo ra những vùng quê đáng sống để thu hút lao động trở về quê hương - Ảnh: CHÍ QUỐC

TS Trần Hữu Hiệp cho rằng cần tạo ra những vùng quê đáng sống để thu hút lao động trở về quê hương - Ảnh: CHÍ QUỐC

Làm sao để lao động "di cư ngược" trở lại Đồng bằng sông Cửu Long, theo TS Trần Hữu Hiệp, thực tiễn cho thấy sự dịch chuyển lao động như nêu trên là do ở địa phương chưa tạo ra việc làm cho lao động, vì vậy họ chấp nhận rủi ro rời bỏ làng quê của mình tới nơi có cuộc sống bấp bênh.

Do đó, muốn kéo họ về, cần xây dựng niềm tin và xây dựng làng quê đáng sống mà ở đó với cơ sở hạ tầng phát triển, với lực lượng doanh nghiệp quan tâm và các khu cụm công nghiệp ở địa phương đang mở ra không phải chỉ để đó mà cần có doanh nghiệp đầu tư vào thì mới tạo ra việc làm.

Ông Hiệp cũng lưu ý hiện tỉ lệ lao động qua đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ ở mức 14,5%, thấp rất xa tỉ lệ chung cả nước là hơn 26%.

Vì vậy, phải phát triển cơ sở đào tạo nghề, trường nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chứ không phải chỉ có lao động cơ bắp trong ngành may hay làm những hoạt động căn bản mà cần nâng tầm chất lượng nhân lực lên thì mới dịch chuyển cơ cấu kinh tế của vùng, từ đó người dân mới di cư ngược lại.

Đồng tình với việc ở địa phương không có việc làm người dân mới bỏ đi, ông Võ Xuân Tân cũng cho rằng để giải quyết bài toán người dân ly hương cần có giải pháp căn cơ như có những chính sách cụ thể cho lao động nông thôn; phát triển ngành nghề, khu, cụm công nghiệp để tạo việc làm tại địa phương; có chính sách liên quan hỗ trợ về tín dụng để tạo công ăn việc làm cho người dân.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh các dịch vụ trong nông nghiệp, đó cũng là lĩnh vực rất tiềm năng. Hiện nay các dịch vụ cơ giới hóa cũng tạo việc làm cho người lao động...

Dân số Hậu Giang giảm hơn 37.000 người sau 20 năm

Theo ông Võ Xuân Tân, cuối năm 2003, dân số tỉnh Hậu Giang là 766.000 người. Qua gần 20 năm, thống kê cuối năm 2022 dân số của Hậu Giang chỉ còn hơn 729.000 người, tức giảm hơn 37.000 người.

Dân số giảm là do nguyên nhân di cư lao động ở nông thôn sang khu vực khác.

"Qua nghiên cứu 5 năm gần đây chúng tôi thấy tỉ lệ di cư thuần dao động của Hậu Giang từ 1,5 đến 5,6%. Đặc biệt năm 2019 tỉ lệ rất cao, cứ 1.000 dân thì có hơn 56 người di cư khỏi Hậu Giang. Rõ ràng lượng di cư lao động nông thôn rất cao", ông Tân nói.

Người miền Tây ồ ạt đi Bình Dương: Làm sao để không còn ngậm ngùi ly hương?Người miền Tây ồ ạt đi Bình Dương: Làm sao để không còn ngậm ngùi ly hương?

Câu chuyện vì sao người miền Tây ồ ạt "đi Bình Dương" để lại nhiều trăn trở với bạn đọc. Nhiều mong mỏi và giải pháp đặt ra, để người miền Tây không còn ngậm ngùi ly hương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp