30/12/2018 16:01 GMT+7

Vì sao Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực vào 30-12?

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Đúng 12h01 trưa 30-12 giờ Việt Nam, nhằm lúc 12h01 rạng sáng 30-12 giờ Canada, Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Vì sao không phải là 1-1-2019?

Vì sao Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực vào 30-12? - Ảnh 1.

Một phiên họp cấp bộ trưởng các thành viên CPTPP - Ảnh: T.L.

Ngày 30-10, Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo quốc gia này đã phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương () và trở thành quốc gia thứ sáu phê chuẩn hiệp định này sau Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand và Canada.

Theo quy định, CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi sáu quốc gia đầu tiên phê chuẩn, điều này đồng nghĩa với hiệp định sẽ có hiệu lực vào 30-12.

Theo lộ trình của CPTPP, tất cả 11 quốc gia thành viên trong khối sẽ dần dần cắt giảm gần như toàn bộ thuế nhập khẩu, trung bình trong vòng bảy năm. Việt Nam có lộ trình cắt giảm thuế kéo dài 7-10 năm.

Giải thích về lý do của cột mốc 30-12, ông Nguyễn Mạnh Cường - vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - thương binh - xã hội, nói cách tính năm trong lộ trình giảm thuế của CPTPP được tính theo năm của lịch, tức bắt đầu ngày 1-1 và kết thúc vào ngày 31-12 hằng năm.

Vì lẽ đó, lộ trình giảm thuế năm thứ nhất của sáu nước đầu tiên sẽ diễn ra chỉ trong một ngày, là ngày 31-12, sau đó ngày 1-1 sẽ chuyển sang năm thứ hai của lộ trình trên.

Ngày 12-11, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua CPTPP, khiến Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ bảy phê chuẩn hiệp định này.

Trước thắc mắc của Tuổi Trẻ Online về việc liệu ngày 31-12 sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam, ông Cường nói nói rằng "Việt Nam hưởng lợi hay không hưởng lợi thì không trả lời được", và điều quan trọng hơn là "luật chơi" của hiệp định mới này.

"Theo quy định của chương 2 trong CPTPP thì lộ trình giảm thuế là sự thỏa thuận của nước gia nhập sau và nước gia nhập trước", ông Cường nói.

Cụ thể, Singapore gia nhập trước, đồng nghĩa là quốc gia này nghiễm nhiên thực hiện lộ trình giảm thuế năm sau là năm thứ hai.

Việt Nam và Singapore sẽ tự thỏa thuận với nhau về lộ trình áp thuế, theo đó nếu áp dụng năm 2019 vẫn là năm giảm thuế thứ nhất, Singapore và Việt Nam sẽ cùng giảm thuế theo lộ trình năm thứ nhất.

Quy trình diễn ra tương tự nếu hai bên cùng thỏa thuận theo lộ trình năm thứ hai, ông Cường cho hay.

Tuy nhiên, ông cho rằng "rất khó nói là nếu Việt Nam thực hiện lộ trình giảm thuế năm thứ 2 là có lợi hay không có lợi".

"Với một nước mà Việt Nam đang thâm hụt thương mại mà lại giảm thuế luôn năm thứ hai thì ta lại được lợi. Nước nào ta đang thặng dư thương mại mà giảm luôn năm thứ hai thì ta bị thiệt", ông Cường giải thích.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP đạt hơn 67,33 tỉ USD vào năm 2017, chiếm 15,84% tổng trị giá kim ngạch xuất - nhập khẩu của cả nước.

Trong số đó, Việt Nam đạt thặng dư thương mại với hầu hết các đối tác và thâm hụt thương mại với ba quốc gia là Singapore (hơn 2,33 tỉ USD), Malaysia (hơn 1,65 tỉ USD) và Brunei (hơn 13 triệu USD).

Con đường gập ghềnh từ TPP đến CPTPP

TTO - Từ P4, TPP mở rộng ra 12 thành viên và hiệp định được ký vào tháng 2-2016. Nhưng nước Mỹ đầu năm nay đã rút để rồi cuối năm TPP đổi thành CPTPP.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp