13/02/2023 07:22 GMT+7

Vì sao hàng nhân đạo sau động đất bị tắc ở biên giới Syria?

Quốc tế đang sốt ruột khi hàng viện trợ nhân đạo chưa thể vào các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Syria, vì hệ quả của cuộc nội chiến dẫn tới nhiều vùng thuộc nhiều phe khác nhau kiểm soát.

Vì sao hàng nhân đạo sau động đất bị tắc ở biên giới Syria? - Ảnh 1.

Chân dung Tổng thống Syria Bashar al-Assad treo ở biên giới Syria - Iraq, gần một chiếc xe chở hàng nhân đạo cho người dân bị động đất - Ảnh: REUTERS

Trong số 3.500 người thiệt mạng do động đất được ghi nhận ở Syria, phần lớn xảy ra ở phía tây bắc, trong lãnh thổ phần lớn do nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) nắm giữ.

Hệ quả từ nội chiến

Viện trợ nhân đạo ở các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát thường đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua một cơ chế xuyên biên giới được tạo ra vào năm 2014 theo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, điều này từ lâu đã bị Damascus và đồng minh Matxcơva phản đối. Họ lập luận đây là hành vi vi phạm chủ quyền của Syria vì không thông qua chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Dưới áp lực của Nga và Trung Quốc, số điểm viện trợ nhân đạo xuyên biên giới đã giảm dần từ bốn xuống còn một. Sau trận động đất ngày 6-2, điểm duy nhất giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị hư hại.

Liên Hiệp Quốc xác nhận hàng hóa nhân đạo vào các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở Syria đang bị đình trệ vì vấn đề phê duyệt.

"Ngay bây giờ, mỗi giờ đều quan trọng", bà Linda Thomas-Greenfield, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh trong một tuyên bố ngày 12-2.

"Người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng đang trông cậy vào chúng ta. Không thể để họ thất vọng. Chúng ta phải bỏ phiếu ngay lập tức cho một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc mở thêm các cửa khẩu biên giới để cung cấp hỗ trợ nhân đạo", tuyên bố kêu gọi các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an.

Chưa có nghị quyết mới nào

Brazil và Thụy Sĩ, hai nước không thường trực của Hội đồng Bảo an, đang tiên phong tìm cách gửi thêm hàng viện trợ nhân đạo cho Syria. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết chưa có dự thảo nghị quyết nào được đưa ra.

Để được thông qua, một nghị quyết sẽ cần 9 phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết của Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp.

Theo Reuters, chính phủ của Tổng thống al-Assad đã chấp thuận cho một chuyến hàng viện trợ tới khu vực bị ảnh hưởng. Song một số nước phương Tây và các tổ chức nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cho rằng như vậy là không đủ.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gặp tổng thống Syria ở Damascus chiều 12-2 để bàn việc mở cửa cho nhiều hàng hóa hơn đến nước này.

"Chiều nay tôi đã gặp Tổng thống Assad. Ông ấy cho biết sẵn sàng xem xét các điểm tiếp nhận và vận chuyển hàng nhân đạo xuyên biên giới mới trong trường hợp khẩn cấp", ông Tedros nói trong một cuộc họp báo trực tuyến từ thủ đô Syria.

Ngay cả khi Damascus đã cho phép các đoàn xe viện trợ đi qua các khu vực do chính phủ kiểm soát, ông Tedros cho biết WHO vẫn đang chờ tín hiệu xanh từ các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát trước khi đi vào.

"Chúng tôi vẫn đang ở chế độ chờ!", ông cảm thán.

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Hơn 33.000 người chết và còn tăngĐộng đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Hơn 33.000 người chết và còn tăng

Theo số liệu mới nhất, số người chết trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất thảm khốc hôm 6-2 đã lên tới 33.181 người.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp