Câu chuyện giá xe ô tô là muôn thưở với nhà sản xuất xe hơi và cả người tiêu dùng, được nói nhiều và bàn luận nhiều khi mà mà người dân luôn phải chịu mua xe với mức giá cao.
Đến khi thị trường mở cửa, người dân cũng kỳ vọng giá xe thấp nhưng thực tế giá xe vẫn cao và không thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu.
Giá xe sản xuất trong nước cao vì khâu lắp ráp và sản xuất linh kiện phụ tùng trong nước ở mức cao. Vật tư nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu nên cứ theo thuế suất thì sẽ làm đẩy chi phí lên cao.
Đơn cử như với hãng Toyota, họ tính toán chi phí sản xuất xe tại Việt Nam so cao hơn 20% so với Thái Lan, nên tạo dung lượng thị trường cao hơn, sản xuất nhiều hơn, thì làm sao phải bù đắp chi phí cao hơn. Điều này dẫn tới khi không có chính sách khuyến khích sản xuất trong nước thì các nhà sản xuất xe ôtô sẽ chỉ nhập khẩu chứ không sản xuất trong nước trong nước nữa.
Nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam cao là do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam kém phát triển, nghĩa là, là lắp ráp ôtô, nhà cung ứng trong nước, nếu so với Thái Lan có hơn 2.000 nhà cung ứng, còn ở Việt Nam chỉ có hơn 200.
Không những ít nhà cung cấp mà năng lực cung ứng của doanh nghiệp cũng còn hạn chế, nếu có chăng chỉ vài linh kiện có độ phức tạp thấp, sản xuất đơn giản.
Còn lại các sản phẩm có giá cao hơn, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, mức độ phức tạp lớn hơn lại nằm ở khâu nhập khẩu, nên đẩy chi phí lên.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), trong cơ cấu sản xuất ôtô, các yếu tố như thủ tục hành chính giấy tờ, chi phí lao động ở Việt Nam dù tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nên tác động rất ít đến giá xe.
Chi phí giá xe ở Việt Nam cao chủ yếu nằm ở các linh phụ kiện, với khoảng 3.000 linh phụ kiện, do trong nước không sản xuất được, hoặc với chi phí cao, nên tác động đến giá thành, dẫn đến chi phí sản xuất xe ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.
Vậy chi phí sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp sản xuất xe hơi ở Việt Nam cao có phải do dung lượng thị trường quá bé, không đủ cho sản xuất?
Quả thật, quy mô thị trường ở Việt Nam thấp hơn so với Thái Lan, chỉ bằng 1/3, nên các nhà công nghiệp phụ trợ đầu tư thì bán cho ai? Vì thị trường nhỏ quá, nên tư duy của các nhà sản xuất lắp ráp ôtô ở Việt Nam thường là khi đầu tư vào, họ lôi kéo các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, vừa phải sản xuất cung ứng cho thị trường nội địa, vừa phải quay sang xuất khẩu để họ có lãi và vận hành hiệu quả.
Nhưng ở khía cạnh khác, rõ ràng tiềm năng thị trường vẫn rất cao, liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua. Nên với những doanh nghiệp khi đầu tư vào ngành xe hơi, cần phải có chính sách để hỗ trợ trước mắt, làm nền tảng cho những năm tiếp theo khi quy mô thị trường lớn lên, nhu cầu cung ứng trong nước nhiều hơn, thì mới phát triển được.
Theo đó, để thu hút công nghiệp phụ trợ thì phải có chính sách ưu đãi, tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất, xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Khi thị trường lớn dần và quy mô doanh nghiệp phát triển lên, thì sẽ có thêm lợi nhuận.
Thực tế trong tư duy chính sách vừa qua Việt Nam đã làm rồi, vừa qua cũng đã có nhiều điểm mới trong chính sách, ví dụ như chính sách ưu đãi đầu tư cho ngành công nghiệp ôtô và sản xuất phụ tùng ôtô, ưu đãi thuế và hạ tầng, hoặc có giải pháp thị trường như ưu tiên hơn cho xe sản xuất trong nước, tạo thị trường để nhà đầu tư thấy thị trường có tiềm năng và nhà sản xuất mở rộng quy mô lên. Hoặc các chính sách hỗ trợ thuế đối với công nghiệp phụ trợ, và ưu đãi khác để nhà sản xuất tham gia vào được.
Tiến sĩ NGUYỄN THỊ TUỆ ANH, Phó Viện trưởng CIEM
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận