10/01/2024 13:28 GMT+7

Vì sao gần 50 nước lên án Nga dùng tên lửa Triều Tiên tấn công Ukraine?

Gần 50 quốc gia lên tiếng cáo buộc và chỉ trích Triều Tiên chuyển tên lửa cho Nga, nhưng Bình Nhưỡng dường như không quan tâm.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm Nga hồi tháng 9-2023 - Ảnh: REUTERS

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm Nga hồi tháng 9-2023 - Ảnh: REUTERS

Ngày 9-1, gần một tuần sau khi Mỹ đưa ra những cáo buộc Nga mua tên lửa từ Triều Tiên, Washington cùng gần 50 nước đã lên án và đòi Bình Nhưỡng chấm dứt hợp tác.

Mỹ, EU, 47 ngoại trưởng cùng lên án 

Trong tuyên bố chung, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cùng với người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell và 47 ngoại trưởng chỉ trích hợp tác vũ khí Nga - Triều Tiên bằng "những lời mạnh mẽ nhất có thể".

Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh việc chuyển giao những vũ khí này làm tăng thêm đau khổ cho người dân Ukraine, ủng hộ cuộc chiến tranh của Nga và làm suy yếu thể chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. 

Washington và các đồng minh khẳng định việc Triều Tiên chuyển tên lửa cho Nga là vi phạm rõ ràng các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng.

Tuyên bố chung cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc về những hệ lụy mà sự hợp tác này có thể mang đến ở châu Âu, trên bán đảo Triều Tiên, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên thế giới".

Tuần trước, Nhà Trắng cáo buộc Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mua từ Triều Tiên, do thiếu hụt vũ khí sau gần 2 năm xung đột với Ukraine. 

Cả Nga và Triều Tiên đều phủ nhận những cáo buộc trên.

Cụ thể, Nga được cho là đã tấn công khu vực Kharkov của Ukraine bằng một số tên lửa của Triều Tiên vào tuần trước. Đây là một trong những đợt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái lớn nhất của Nga nhắm vào Ukraine kể từ khi bắt đầu xung đột vào tháng 2-2022.

Trong cáo buộc ngày 4-1, Nhà Trắng cho rằng Nga đổi lại sẽ chuyển giao công nghệ và có khả năng đổi bằng xuất khẩu máy bay chiến đấu cho Bình Nhưỡng. 

Nga đang sản xuất máy bay chiến đấu với số lượng đáng kể, đủ để thay thế những tổn thất ở Ukraine và trao đổi với các đối tác chiến lược. Nó cũng tương tự với cáo buộc Nga dùng việc xuất khẩu chiến đấu cơ Su-35 để bù đắp chi phí mua máy bay không người lái của Iran, theo tờ Diplomat.

Lỗ hổng cho Nga và Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thăm cơ sở sản xuất vũ khí ở nước này gần đây - Ảnh: REUTERS

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thăm cơ sở sản xuất vũ khí ở nước này gần đây - Ảnh: REUTERS

Kể từ mùa hè năm 2022, Nhà Trắng đã nhiều lần cho rằng Triều Tiên đang chuyển đạn dược cho Nga để phục vụ nỗ lực chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine, bao gồm cả lực lượng chính quy và các nhà thầu của Tập đoàn lính đánh thuê Wagner. 

Từ thời điểm đó, đã có suy đoán rằng Nga có thể tìm cách mua rocket KN-09 và KN-25 hoặc thậm chí hệ thống tên lửa đạn đạo KN-23 của Triều Tiên. 

Lĩnh vực quốc phòng của Triều Tiên được đánh giá là lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới, với thế mạnh về pháo, rocket, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật. Kho tên lửa đạn đạo chiến thuật của Bình Nhưỡng đa dạng hơn nhiều lần so với Nga, theo Diplomat.

Triều Tiên bị Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí kể từ khi nước này thử bom hạt nhân lần đầu tiên vào năm 2006. Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó Nga là thành viên, cấm các nước buôn bán vũ khí hoặc thiết bị quân sự khác với Triều Tiên.

Dù vậy, theo giới quan sát, có những kẽ hở giúp Nga và Triều Tiên vẫn có thể chuyển giao vũ khí cho nhau. 

Chẳng hạn, trong trường hợp xuất khẩu máy bay, Matxcơva có thể chuyển giao cho Bình Nhưỡng máy bay MiG-29 với một số nâng cấp mới về radar và vũ khí... Triều Tiên có thể nói rằng số máy bay này có trước lệnh cấm vận.

Ngoài ra, một lựa chọn hứa hẹn hơn đáng kể nhằm hợp pháp hóa hợp tác vũ khí hơn giữa Nga và Triều Tiên chính là: Chia sẻ hệ thống vũ khí và thành lập các đơn vị chung giữa hai nước. 

Chẳng hạn, Triều Tiên có thể tuyên bố không bán pháo và tên lửa cho Nga. Thay vào đó, họ công bố rằng những hệ thống này đang được lực lượng Triều Tiên vận hành, hoặc hai nước vận hành chung. 

Trước năm 2022, hợp tác vũ khí giữa Nga và Triều Tiên nghe có vẻ rất khó tin. Tuy nhiên, "các xu hướng địa chính trị cho thấy điều từng bị coi là rất khó xảy ra trong 3 thập kỷ sau chiến tranh lạnh sẽ ngày càng trở nên khả thi, khi xung đột giữa các cường quốc ngày càng gia tăng" - báo Diplomat nhận định.

Giữa những chỉ trích, Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên ngày 10-1 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un thăm các nhà máy sản xuất vũ khí trong tuần qua. Nhà lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh "tầm quan trọng chiến lược của việc sản xuất các loại vũ khí lớn" khi kiểm tra các thiết bị phóng tên lửa tầm ngắn di động.

Ông Kim cũng nói rằng đã đến lúc gọi Hàn Quốc là "đất nước thù địch nhất" và khẳng định sàng sàng "tiêu diệt" Seoul.

Hàn Quốc nghi Triều Tiên cung cấp hơn 1 triệu viên đạn pháo cho NgaHàn Quốc nghi Triều Tiên cung cấp hơn 1 triệu viên đạn pháo cho Nga

Cơ quan tình báo Hàn Quốc khẳng định Nga nhận hơn 1 triệu viên đạn pháo từ Triều Tiên nhằm phục vụ nhu cầu chiến trường Ukraine.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp