29/06/2023 21:37 GMT+7

Vì sao Đồng Nai chậm giao mặt bằng dự án vành đai 3 TP.HCM?

Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai xem xét phê duyệt đơn giá đất dự án vành đai 3 vào tháng 6-2023. Tuy nhiên, hiện Đồng Nai chưa phê duyệt được phương án bồi thường nên chậm giao mặt bằng.

Vì sao Đồng Nai chậm giao mặt bằng dự án vành đai 3 TP.HCM? - Ảnh 1.

Trong khi TP.HCM đã hoàn tất bàn giao mặt bằng thì Đồng Nai mới bàn giao khoảng 21,4% mặt bằng. Điều này buộc nhà thầu phải thuê sà lan, đất để làm công trường thi công dự án cầu Nhơn Trạch - Ảnh: A LỘC

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Hữu Thành - phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch - giải thích: "UBND huyện Nhơn Trạch được giao làm chủ đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Đồng Nai (dự án thành phần 4) với chiều dài tuyến hơn 11km. 

Đây là dự án trọng điểm quốc gia được trung ương, địa phương quan tâm đôn đốc thực hiện. Chúng tôi muốn bàn giao sớm mặt bằng để các nhà thầu thi công nhưng phải chờ giá bồi thường đất...".

* Chủ trương giải phóng mặt bằng đã có từ lâu nhưng sao để xảy ra việc nhà thầu thi công cầu Nhơn Trạch phải lo không có mặt bằng thi công, lo không kịp tiến độ, đội chi phí?

- Ở dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường vành đai 3 đoạn qua xã Long Tân và xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch có tổng số 473 hộ. 

Trước đây, huyện đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và đã chi trả tiền cho khoảng 50 hộ dân có đất thu hồi. Đến tháng 9-2022, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định phê duyệt lại giá đất bồi thường dự án. 

Trên cơ sở đó, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện đã phối hợp các đơn vị liên quan công bố phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân.

Tiếp đó, do dự án được Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh nên UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tiểu dự án giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1) thuộc đường vành đai 3 - TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai vào tháng 3-2023.

Hơn nữa, đến năm 2023, UBND tỉnh Đồng Nai đã công bố khung giá đất mới nên huyện phải xin chủ trương để làm lại giá mới bồi thường cho các hộ dân có đất thu hồi và được tỉnh đồng ý.

Nhưng khi huyện đề nghị Trung tâm kỹ thuật tài nguyên - môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) tính giá đất mới để áp giá bồi thường cho dân thì họ có văn bản từ chối. 

Vì vậy, trong tháng 5-2023, UBND huyện Nhơn Trạch phải thuê một đơn vị tư vấn để tính giá bồi thường. Dự kiến trong tuần này sẽ có giá mới. Một nguyên nhân nữa là địa bàn Đồng Nai rất ít đơn vị tư vấn thực hiện tính giá đất, nên việc tìm, thuê đơn vị mới cũng mất nhiều thời gian.

Trên thực tế, huyện đã kiểm đếm, đo đạc, xác minh nguồn gốc đất của các hộ dân cơ bản đã xong, chỉ còn chờ giá bồi thường.

* Đến nay mới có đơn vị tư vấn nhận làm giá đất thì việc bàn giao mặt bằng chắc chắn sẽ mất thêm nhiều thời gian vì theo trình tự bồi thường, thu hồi đất trải qua rất nhiều bước?

- Đúng là như vậy. Khi đơn vị tư vấn đưa ra mức giá bồi thường cho từng loại đất ở khu vực dự án đi qua, huyện sẽ trình lên cho UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt. Để duyệt giá mất vài tuần. 

Sau đó, căn cứ trên phương án duyệt giá của tỉnh, huyện sẽ phê duyệt phương án bồi thường và niêm yết công khai cho người dân biết trong thời gian 20 ngày rồi bắt đầu thực hiện chi trả tiền cho người dân.

Vì sao Đồng Nai chậm giao mặt bằng dự án vành đai 3 TP.HCM? - Ảnh 2.

Việc thiếu mặt bằng khiến nhà thầu gặp khó khăn trong tập kết lán trại, trang thiết bị khi thi công cầu Nhơn Trạch - Ảnh: A LỘC

Đến nay, huyện cũng đã bàn giao khoảng 1km và hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường đối với các hộ dân còn lại. Sau khi có đơn giá đất bồi thường dự án, huyện sẽ áp giá lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Chúng tôi dự kiến cuối tháng 9-2023 chi tiền cho dân và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.

Chúng tôi đã rất cố gắng nhưng một số quy trình, thủ tục hành chính ảnh hưởng đến việc áp giá bồi thường, thu hồi đất nên xảy ra chậm trễ bàn giao mặt bằng. Vì vậy, chúng tôi mong chủ đầu tư, nhà thầu chia sẻ với địa phương về việc này.

* Những hộ dân có đất bị sạt lở tại nơi làm dự án vành đai 3 sẽ được giải quyết ra sao?

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Hữu Thành, phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, cho biết trong quá trình đo đạc, kiểm đếm, UBND huyện Nhơn Trạch đã nhận được đơn của các hộ dân ở xã Long Tân đề nghị xem xét bồi thường ở gần 10 thửa đất với diện tích hơn 1ha đang sử dụng đã bị sạt lở, không nằm trong bản đồ thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1) thuộc đường vành đai 3 TP.HCM.

Vì vậy, huyện đã báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét hướng dẫn lập bản đồ thu hồi đất bổ sung trên cơ sở căn cứ hồ sơ dữ liệu địa chính đối với các thửa đất bị sạt lở để lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Tuy nhiên đến nay, UBND huyện chưa được hướng dẫn thực hiện đối với nội dung nêu trên.

Đường vành đai 3 TP.HCM: Đầu đã xuôi mong đuôi thông suốtĐường vành đai 3 TP.HCM: Đầu đã xuôi mong đuôi thông suốt

Chỉ sau một năm được Quốc hội thông qua chủ trương, các địa phương có đường vành đai 3 đi qua đã sẵn sàng cho việc khởi công dự án ngày 18-6.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp