31/08/2023 15:19 GMT+7

Vì sao đảo chính liên miên tại các thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi?

Các chuyên gia giải thích xu hướng đảo chính đáng lo ngại tại các quốc gia châu Phi gần đây là do tỉ lệ nghèo đói cao, sự quản lý yếu kém, và ảnh hưởng quá mức của Pháp.

Nhóm sĩ quan quân đội cấp cao Gabon xuất hiện trên truyền hình để thông báo họ đã lên nắm quyền tại quốc gia Trung Phi này ngày 30-8 - Ảnh: REUTERS

Nhóm sĩ quan quân đội cấp cao Gabon xuất hiện trên truyền hình để thông báo họ đã lên nắm quyền tại quốc gia Trung Phi này ngày 30-8 - Ảnh: REUTERS

Gần đây, một số thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi nhận được sự chú ý của giới quan sát vì các cuộc đảo chính quân sự. Mới nhất là Gabon, quốc gia sản xuất dầu mỏ nằm ở khu vực Trung Phi.

Đảo chính vì khao khát thay đổi

Hôm 30-8 giờ địa phương, một nhóm sĩ quan quân đội cấp cao Gabon tuyên bố lên nắm quyền kiểm soát đất nước. Thông báo được đưa ra ngay sau khi Cơ quan bầu cử Gabon cho biết Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba (64 tuổi), người đã nắm quyền trong 14 năm, tái đắc cử nhiệm kỳ ba với 64,27% phiếu bầu.

Theo Hãng tin Reuters, nếu nỗ lực của nhóm sĩ quan nói trên thành công, đây sẽ là cuộc đảo chính thứ 8 ở khu vực Tây Phi và Trung Phi kể từ năm 2020. Trước đó là cuộc đảo chính ở Niger hồi tháng 7.

Theo Đài Deutsche Welle, các chuyên gia giải thích xu hướng đảo chính đáng lo ngại tại các quốc gia nói trên là do tỉ lệ nghèo đói cao, sự quản lý yếu kém, và ảnh hưởng quá mức của Pháp. Người dân ở các nước này ngày càng mất hy vọng vào nền dân chủ và khao khát có sự thay đổi.

Bà Nathalie Mezo, nhà hoạt động vì quyền phụ nữ ở Gabon, cho rằng cuộc đảo chính tại Gabon là có thể đoán trước được. 

Bà nói: "Người dân Gabon khao khát có sự thay đổi! Đó là lý do hầu hết mọi người - thậm chí nếu phải chứng kiến đảo chính quân sự - đều cảm thấy nhẹ nhõm, khi 60 năm cai trị của gia tộc Bongo có thể sắp kết thúc".

Bà Mezo tin rằng cuộc đảo chính ở Gabon đã được chuẩn bị từ lâu, bởi: "Nếu người dân vốn đã biết rằng kết quả bầu cử chắc chắn sẽ nghiêng về tổng thống sắp mãn nhiệm, quân đội còn biết nhiều hơn!".

Châu Phi nói tiếng Anh và châu Phi nói tiếng Pháp

Không giống như các nước châu Phi nói tiếng Anh - những nơi hiện có môi trường chính trị tương đối ổn định, nền dân chủ kiểu phương Tây chưa có được chỗ đứng vững chắc ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp.

"Ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp, người ta có cảm giác rằng người Pháp luôn đứng về phía những người nắm quyền, bất kể những người nắm quyền này có được lòng dân hay không" - luật sư người Senegal, Ibrahima Kane, đến từ Tổ chức Xã hội mở (OSF), bình luận.

Cảnh sát Niger đứng gác bên ngoài các căn cứ không quân của Niger và Pháp ở thủ đô Niamey của Niger hôm 27-8 - Ảnh: AFP

Cảnh sát Niger đứng gác bên ngoài các căn cứ không quân của Niger và Pháp ở thủ đô Niamey của Niger hôm 27-8 - Ảnh: AFP

Ông cho rằng sự tức giận đang nhắm vào các chính phủ dân cử được Pháp ủng hộ. Chẳng hạn, ở Niger - nơi các tướng lĩnh quân đội lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum - hàng ngàn người đã hân hoan xuống đường để thể hiện sự bất mãn đối với chính phủ dân cử. Trường hợp của Gabon cũng như vậy.

Nhà phân tích an ninh người Nigeria, Ovigwe Eguegu, nói rằng các nhà lãnh đạo được dân bầu ở các thuộc địa cũ của Pháp đã làm được rất ít thứ trong việc cải thiện cuộc sống của người dân. Ông nói: "Đó là lý do những cuộc đảo chính này diễn ra. Thành thật mà nói, đây là những cuộc đảo chính dân túy".

Theo ông Eguegu, nếu người dân không thấy được lợi ích từ chính phủ dân cử thì sẽ có rất ít sự ủng hộ dành cho các chính phủ như vậy trong thời kỳ khủng hoảng.

"Tại sao người dân phải đi bỏ phiếu bầu và không có gì thay đổi? Đối với họ, đảo chính được coi là một cách gây sốc cho hệ thống để xem liệu điều đó có thể dẫn đến kết quả tốt đẹp hơn không" - ông bình luận. Ông cũng lưu ý các tướng lĩnh quân đội cũng hiếm khi cải thiện được tình hình.

Một số chuyên gia cũng cho rằng các cuộc đảo chính gần đây ở nhiều thuộc địa cũ của Pháp là do tình trạng nghèo đói dai dẳng. Pháp bị cáo buộc khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước này khi giúp giải quyết các vấn đề kinh tế tại địa phương.

Kể từ năm 2020, tâm lý chống Pháp dường như đã góp phần gây ra các cuộc đảo chính ở Burkina Faso, Guinea, Mali và gần đây là Niger. Luật sư Ibrahima Kane cho rằng tâm lý tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp là có thật.

Ông nói: "Nhận thức của người Pháp về công dân ở những nước này chưa bao giờ thay đổi. Họ luôn coi người dân nơi đây là công dân hạng hai. Họ luôn đối xử với người châu Phi, đặc biệt là người châu Phi nói tiếng Pháp, theo một cách nhất định. Và khu vực Tây Phi muốn điều đó thay đổi".

Đấu đá nội bộ

Trong một số trường hợp, đấu đá nội bộ cũng là nguyên nhân gây ra đảo chính ở các nước trên. Vài ngày trước khi Tổng thống Bazoum của Niger bị lật đổ, ông được cho là đang lên kế hoạch sa thải vị tướng dẫn đầu cuộc đảo chính hiện tại.

Tại Burkina Faso, những bất đồng giữa binh sĩ cũng gây ra cuộc đảo chính thứ hai chỉ trong một năm hồi 2022, sau khi quân đội lật đổ tổng thống Roch Kabore trong cuộc đảo chính trước đó.

Châu Phi nóng rực vì hai vụ đảo chính Gabon và NigerChâu Phi nóng rực vì hai vụ đảo chính Gabon và Niger

Nigeria và Liên minh châu Phi (AU) là những bên mới nhất lên tiếng về tình hình đảo chính ở Gabon, trong khi Liên minh châu Âu (EU) được cho sắp trừng phạt phe đảo chính Niger.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp