05/09/2023 19:39 GMT+7

Vì sao đạn uranium nghèo gây tranh cãi nhưng Mỹ, Anh vẫn viện trợ cho Ukraine

Đạn uranium nghèo bị cho là gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên, Mỹ và Anh lại quả quyết điều ngược lại.

Thành viên Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ vận chuyển một số đạn uranium nghèo - Ảnh: BUSINESS INSIDER

Thành viên Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ vận chuyển một số đạn uranium nghèo - Ảnh: BUSINESS INSIDER

Ngày 1-9, Hãng tin Reuters tiết lộ Mỹ sẽ cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự tiếp theo. Số đạn này có thể được sử dụng cho xe tăng Abram, cũng nằm trong gói viện trợ trên.

Qua đó, Washington trở thành nước thứ hai gửi cho Kiev đạn uranium nghèo. Mỹ và Anh cũng là những nước duy nhất công khai việc đã từng sử dụng chúng, bất chấp việc loại đạn này vấp phải không ít cảnh báo độc hại cho sức khỏe và môi trường.

Hiểm họa môi trường, y tế tiềm tàng

Mặc dù đạn chứa uranium nghèo có bức xạ thấp và không có khả năng tạo ra phản ứng hạt nhân, nhưng uranium nghèo vẫn được xem là vật chất rất độc hại, gây lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sống.

Báo cáo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc năm 2022 từng cảnh báo uranium nghèo là mối nguy môi trường lớn với Ukraine.

"Uranium nghèo và các loại chất có hại trong chất nổ thông thường có thể dẫn đến kích ứng da, suy thận và tăng khả năng ung thư. Các chất độc hóa học trong uranium nghèo có thể được xem là vấn đề nghiêm trọng hơn cả những tác động tiềm tàng gây ra bởi bức xạ từ chúng", báo cáo này nêu rõ.

Trong khi đó, theo Hãng tin Sputnik, sau khi loại đạn này được sử dụng tại Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh, tỉ lệ ung thư trên mỗi 100.000 người tại nước này đã nhảy vọt từ 40 ca vào năm 1991 lên thành 800 ca vào năm 1995.

Con số trên được dự đoán sẽ nâng thành 1.600 ca mỗi 100.000 người vào năm 2025, sau khi Mỹ và Anh trút 2.300 tấn đạn uranium nghèo xuống nước này.

Các vùng đất nay thuộc Serbia, Montenegro, Bosnia và Herzegovina đã từng hứng chịu ít nhất 15 tấn đạn uranium nghèo trong chiến tranh Nam Tư.

Trong đó, Serbia hiện là một trong những nước có tỉ lệ ung thư cao nhất châu Âu, cao gấp 2,5 lần tỉ lệ trung bình của châu lục này.

Ngày 16-8, chính Bộ trưởng Bộ Y tế Serbia Danica Grujicic đã lên tiếng kêu gọi Kiev không sử dụng đạn uranium nghèo trên lãnh thổ Ukraine.

"Hãy tin tôi đi, những gì đang diễn ra tại Ukraine sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn châu Âu", bà Grujicic cảnh báo.

Mỹ, Anh phủ nhận tác hại của đạn uranium nghèo

Đến nay, Washington và London vẫn luôn phủ nhận những cáo buộc liên quan đến tác hại của đạn uranium nghèo.

Tháng 3-2023, khi sắp gửi đạn uranium nghèo cho Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh đã khẳng định loại đạn này không để lại tác hại sức khỏe lâu dài và chỉ là khí tài thông thường của chiến tranh hiện đại.

Các viên đạn uranium nghèo được Mỹ dùng trong chiến tranh Iraq, được chụp năm 2004 - Ảnh: AFP

Các viên đạn uranium nghèo được Mỹ dùng trong chiến tranh Iraq, được chụp năm 2004 - Ảnh: AFP

Thông cáo của bộ này nêu: "Quân đội Anh đã dùng uranium nghèo để sản xuất đạn xuyên giáp trong nhiều thập kỷ. Đây là khí tài tiêu chuẩn và không liên quan đến vũ khí hạt nhân. Nga biết điều đó và họ đang cố tình bóp méo thông tin".

Thông cáo này cũng nhấn mạnh nhiều nghiên cứu độc lập của nhiều viện nghiên cứu đã kết luận tác động của loại đạn này lên sức khỏe con người và môi trường là khá thấp.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng và Bộ Cựu chiến binh Mỹ cũng đã tiến hành theo dõi sức khỏe của các cựu binh có tiếp xúc với đạn uranium nghèo từ khi loại vũ khí này được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh (1991) đến nay.

Trong suốt thời gian trên, Washington chưa ghi nhận trường hợp sức khỏe bất thường nào liên quan đến uranium.

Dù khuyến cáo phải có đồ bảo hộ khi tiếp xúc loại đạn này, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IEAE) vẫn nhấn mạnh tác hại của đạn uranium nghèo là từ những hóa chất độc hại có trên chúng, chứ không do bức xạ hạt nhân.

Các hạt hóa chất phát ra từ loại đạn này có thể được xâm nhập cơ thể, đi vào mạch máu và gây ung thư.

Tin tức thế giới 2-9: Ukraine chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga; Mỹ cấp thêm đạn hạ xe tăngTin tức thế giới 2-9: Ukraine chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga; Mỹ cấp thêm đạn hạ xe tăng

Hai thành viên cực hữu ở Mỹ nhận 28 năm tù vì tham gia nổi loạn ngày 6-1-2021; Mỹ sắp có gói viện trợ quân sự chứa một loại vũ khí gây tranh cãi cho Ukraine; Triều Tiên lại phóng tên lửa hành trình... là các tin tức thế giới đáng chú ý ngày 2-9.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp