02/04/2022 06:14 GMT+7

Vì sao Côn Đảo không cho chủ ca nô xây miếu thờ?

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Một ngôi mộ trên đảo xa nhiều năm được đồn đại là nơi "linh thiêng lắm", là di tích, để rồi mấy lần xin "trùng tu danh thắng". Nhưng UBND huyện Côn Đảo vẫn kiên quyết từ chối. Vì sao?

Vì sao Côn Đảo không cho chủ ca nô xây miếu thờ? - Ảnh 1.

Một đoàn du khách đi ca nô ra Hòn Cau cúng mộ “cô Vân”... - Ảnh: Đ.H.

Mê tín thần quyền, dị đoan trái với vùng đất tâm linh Côn Đảo. "Mộ cô Vân" nếu có hài cốt ở dưới thì đưa vào nghĩa trang Đất Dốc, còn không có thì coi như mộ gió.

Ông HỨA PHƯỚC NINH

Đầu tháng 1-2022, một lá thư "thỉnh nguyện tập thể" của 50 hội viên "Câu lạc bộ ca nô Côn Đảo" với nội dung xin được trùng tu danh thắng "Cô Tiên Vân Cảnh" tại Hòn Cau (Côn Đảo) được gửi đến lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. UBND huyện Côn Đảo đã có công văn trả lời, xác định miếu "Cô Vân" không phải di tích ghi trong thông tin lịch sử chính thống.

Từ lời đồn 30 năm trước

"Danh thắng", theo cách gọi trong lá thư nói trên, là ngôi mộ của một cô gái trẻ mất trên biển được ngư dân an táng tại Hòn Cau, được xem là rất linh thiêng mà ngư dân và du khách thường ghé thắp hương. Những thành viên "Câu lạc bộ ca nô Côn Đảo" xin phép được trùng tu. 

Trước đó, vào năm 2015, một số doanh nghiệp tại Côn Đảo đã xin phép được sửa chữa ngôi mộ trên và xây thêm miếu thờ thổ địa ở Hòn Cau nhưng UBND huyện Côn Đảo không đồng ý vì Hòn Cau thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo và được bảo vệ theo Luật bảo vệ rừng.

Vì sao ngôi mộ này trở nên "nổi tiếng" đến mức nhiều người nhầm tưởng là di tích?

Chiều 31-3-2022, chúng tôi liên hệ với ông Hứa Phước Ninh (tên thường gọi là "Út Ninh") - nguyên phó bí thư thường trực, chủ tịch rồi bí thư huyện Côn Đảo - để hỏi về "mộ Cô Vân". Ông Hứa Phước Ninh là cựu tù chính trị Côn Đảo. Ông Út Ninh kể sau 1975 ông ở lại Côn Đảo làm trong ngành công an cho đến 1983 thì về đất liền, đến 1992 thì quay trở lại Côn Đảo làm việc.

Ông kể rằng, trước 1983, ông không hề nghe về mộ cô Vân ở Hòn Cau. Nhưng sau 1992, khi quay trở lại, thì nghe nhắc "mả Cô Vân". Tìm hiểu thêm, những đồng nghiệp cũ của ông kể chuyện ở Hòn Cau có cái mả (mộ) vô danh ở Hòn Cau, nghe nói là mả của người vượt biên chết, không ai biết tên người, cũng không chắc có hài cốt ở dưới hay không. Đảo xa, vắng người, đi lại khó khăn, những người làm nhiệm vụ ở đây gọi là "mả Cô Vân", có thắp hương trên mộ. Lâu ngày, nhiều người ngang qua cũng ghé khấn... và lời đồn về "linh thiêng" lan dần.

Vì sao Côn Đảo không cho chủ ca nô xây miếu thờ? - Ảnh 3.

Hàng đống rác thải ở vị trí gần mộ “cô Vân” - Hòn Cau chờ tình nguyện viên đến dọn - Ảnh: Đ.H.

Đồn thổi có dụng ý?

Có nhiều năm, việc này cũng dần dần vào lãng quên. Nhưng mới đây, chuyện mộ Cô Vân lại được dàn dựng, đồn thổi trở lại thành mê tín dị đoan. Gần đây, du khách ra Côn Đảo lại nghe đồn thổi về sự linh thiêng của di tích "mộ Cô Vân". Du khách ngắm biển và đến thắp hương cúng bái ở nơi này đã gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải. 

Theo nhiều người hiểu chuyện ở Côn Đảo hàng chục năm, việc đồn thổi này là có dụng ý của những người làm nghề kinh doanh du lịch. Bởi du khách sẽ thuê các dịch vụ đi từ đảo Côn Sơn (trung tâm Côn Đảo) ra Hòn Cau ngày càng đông nếu có sự đồn thổi, có miếu thờ.

Khi hay tin những người làm nghề ca nô xin trùng tu, xin xây "miếu cô Vân" và nói đây là "di tích", là "thắng cảnh", ông Ninh đã có thư gửi Huyện ủy, UBND huyện Côn Đảo để trình bày gốc tích sự việc như trên. Huyện Côn Đảo không đồng ý xây dựng "miếu Cô Vân" nên những người làm dịch vụ ca nô đã gửi thư đến lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thư này được chuyển về UBND huyện Côn Đảo.

UBND huyện Côn Đảo đã có công văn trả lời cho các cấp ngành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về lá thư nói trên. Theo đó, chính quyền khẳng định "miếu cô Vân" không phải là di tích trong lịch sử chính thống và cũng chưa được công nhận là "danh lam thắng cảnh". 

Ngoài ra, tại huyện này cũng chưa thành lập "Câu lạc bộ ca nô Côn Đảo" như thư thỉnh nguyện viết. Huyện tổ chức làm việc với 2 người có tên trong thư là ông N.P.H. và N.T.B., nhưng họ cho biết mình không viết thư và không ký thư.

Đại diện UBND huyện Côn Đảo cho biết trong thời gian tới sẽ tăng cường tuyên truyền, theo dõi để chấn chỉnh, xử lý những người tuyên truyền cho du khách những thông tin sai lệch, đồng thời khuyến cáo với du khách về "mộ cô Vân" ở Hòn Cau.

Những ngày hoạt động Đoàn trong lòng địch ở nhà tù Côn Đảo Những ngày hoạt động Đoàn trong lòng địch ở nhà tù Côn Đảo

TTO - Cách đây 40 năm, ngày 26-3-1972, một sự kiện đặc biệt quan trọng đã diễn ra ngay trong hệ thống nhà tù Côn Đảo. Đó là việc ra đời và hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam.

ĐÔNG HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp