20/12/2021 12:44 GMT+7

Vì sao bão số 9 đi vòng ra biển mà không đổ bộ vào đất liền?

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Bão số 9 (tên quốc tế Rai) đã đi ra khu vực phía bắc quần đảo Hoàng Sa và suy yếu còn cấp 10. Dự báo bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng Đông Bắc, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực bắc Biển Đông.

Vì sao bão số 9 đi vòng ra biển mà không đổ bộ vào đất liền? - Ảnh 1.

Vị trí và hướng di chuyển bão số 9 - Ảnh: NCHMF

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay 20-12, bão số 9 tiếp tục suy yếu cường độ và đi ra khu vực phía bắc quần đảo Hoàng Sa.

Lúc 10h sáng nay, bão cách đảo Hoàng Sa khoảng 120km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/h), giật cấp 12.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc sau đổi hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới khi cách Hong Kong (Trung Quốc) khoảng 200km về phía Nam.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Bắc Biển Đông.

Do ảnh hưởng của bão nên hôm nay ở vùng biển phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông, khu vực quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12, sóng biển cao 5-7m. 

Vùng biển ngoài khơi Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9, sóng biển cao 2-4m.

Giải thích về việc bão số 9 không đi thẳng vào đất liền mà đổi hướng đi vòng ngược lại ra biển, ông Vũ Anh Tuấn, trưởng phòng cảnh báo rủi ro thiên tai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết hoạt động của mỗi cơn bão phụ thuộc vào dòng dẫn đường, gọi là hệ thống cao cận nhiệt đới.

"Điểm đặc biệt của cơn bão Rai là được hình thành trên vùng biển tây bắc Thái Bình Dương có hệ thống cao cận nhiệt đới rất mạnh. Nhưng khi vào Biển Đông, hệ thống cao cận nhiệt đới của cơn bão không ổn định và khi đi sâu vào Biển Đông thì tiếp tục suy yếu. Đây là yếu tố khiến bão số 9 đi men theo phần phía tây của khối cao cận nhiệt đới và đổi hướng lên phía bắc nên không ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta", ông Tuấn giải thích thêm.

Sáng nay, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tiếp tục có công văn gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc đảm bảo an toàn ứng phó với bão số 9 và sớm phục hồi sản xuất.

Ban chỉ đạo yêu cầu các tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của bão, hướng dẫn các tàu thuyền đang hoạt động khu vực Bắc Biển Đông di chuyển trú tránh đảm bảo an toàn, đặc biệt là 13 tàu của Quảng Ngãi đang hoạt động trong khu vực nguy hiểm.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá cụ thể các điều kiện đảm bảo an toàn (về gió, sóng lớn trên biển, sóng khu vực ven bờ), bám sát thực tế để điều chỉnh kịp thời kế hoạch ra khơi đánh bắt vụ cá Bắc và các hoạt động khác trên biển, đảo, ven biển, cửa sông.

Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bão số 9 đã làm 1 người ở Bình Thuận chết và 1 người ở Quảng Ngãi mất tích. 7 tàu cá ở Bình Thuận bị chìm, trôi dạt.

Tại các đảo cũng bị thiệt hại nhiều tài sản như tấm pin năng lượng mặt trời, mái che... Riêng đảo Song Tử Tây bị gãy, đổ 90% cây xanh các loại, đất bị nhiễm mặn toàn bộ, tốc mái 530m2 nhà...

Lồng bè nuôi tôm hùm và nhà nổi du lịch trên đảo Bình Hưng tan tành sau bão số 9 Lồng bè nuôi tôm hùm và nhà nổi du lịch trên đảo Bình Hưng tan tành sau bão số 9

TTO - Hàng chục lồng bè nuôi tôm hùm và nhà nổi du lịch của người dân trên đảo Bình Hưng, xã Cam Bình, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) đã bị hư hại nặng nề do ảnh hưởng của bão số 9.

CHÍ TUỆ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp