22/03/2024 16:00 GMT+7

Vì sao ‘băng tần vàng’ là một lợi thế rất lớn cho Viettel?

Trong cuộc đấu giá đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam theo Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện khối băng tần 2500-2600 MHz trong vòng 15 năm.

Viettel là nhà mạng duy nhất trên thế giới tự sản xuất thành công chip 5G

Viettel là nhà mạng duy nhất trên thế giới tự sản xuất thành công chip 5G

Trong các cuộc đấu giá tháng 3-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đấu giá và cấp phát các khối tần số với độ rộng 100 MHz lớn nhất trong lịch sử ngành viễn thông Việt Nam cho phép phát huy tối đa giá trị hiệu quả của mạng 5G.

"Cuộc chơi" đấu giá băng tần lần này sẽ đấu giá ba khối băng tần, mỗi khối có độ rộng 100 MHz bao gồm khối B1: 2.500-2.600 MHz, C2: 3.700-3.800 MHz và C3: 3.800-3.900 MHz. Mỗi doanh nghiệp chỉ được phép trúng tối đa một khối băng tần.

Trong số ba khối băng tần nói trên, 2.500-2.600 MHz được gọi là "tần số vàng" trong ngành viễn thông và cũng là khối đầu tiên được đưa ra đấu giá, đi kèm với mức độ cạnh tranh gay gắt nhất. Mức giá khởi điểm cũng cao gấp khoảng hai lần so với hai khối băng tần còn lại.

Cả ba doanh nghiệp viễn thông lớn nhất của Việt Nam đều tham gia đấu giá khối băng tần này. Điều đó cho thấy mức độ quan trọng và giá trị của khối băng tần 2.500 - 2.600 MHz.

Giá trị của "tần số vàng" 2.500 - 2.600 Mhz

Giá trị của một tần số cần phụ thuộc vào hai yếu tố.

Thứ nhất là dải hoạt động của tần số rộng hay hẹp. Tần số càng rộng, tốc độ truyền dữ liệu càng cao.

Trước đây, các nhà mạng vẫn sử dụng các đoạn tần số có độ rộng tối đa 20 MHz FDD (gồm 20MHz downlink và 20 MHz uplink) cho 4G. Các khối băng tần B1 và C2 với cùng độ rộng 100MHz cho phép mạng 5G đạt tốc độ tối đa tương đương giữa các nhà mạng tại Việt Nam và ngang tầm các nước hàng đầu thế giới.

Thứ hai, giá trị các khối băng tần hơn kém nhau ở việc tần số thấp hay cao. Tần số ở dải càng thấp thì sóng di động càng đi xa, vùng phủ sóng càng lớn.

Tần số 2.500-2.600 MHz mà Viettel trúng đấu giá sẽ phủ sóng xa hơn khoảng 1,3 lần và diện tích phủ sóng lớn hơn khoảng 1,7 lần so với hai khối băng tần còn lại.

Sóng di động phủ theo hình tròn 360 độ xung quanh trạm phát sóng. Khi vùng phủ sóng có bán kính lớn hơn 1,3 lần diện tích sẽ lớn hơn 1,69 lần. Nói nôm na, nếu Viettel phủ 100 trạm di động 5G hoặc 4G trên tần số 2.600 MHz thì tổng diện tích phủ sóng sẽ tương ứng với khoảng 169 trạm di động có cùng công suất phát sóng và mục tiêu phủ sóng ở băng tần 3500MHz.

Nhà mạng Viettel đã xây dựng và triển khai thử nghiệm gần 500 trạm phát sóng 5G

Nhà mạng Viettel đã xây dựng và triển khai thử nghiệm gần 500 trạm phát sóng 5G

2.600 MHz còn là một tần số đặc biệt giá trị tại các quốc gia đang ở giai đoạn "giao thời" giữa công nghệ 4G và 5G như Việt Nam, bởi khối băng tần này có thể sử dụng cho cả 2 công nghệ. Trong khi đó, các tần số 3.700-3.800 MHz và 3.800-3.900 MHz chỉ có thể sử dụng cho 5G.

Hiện tại, Viettel đang có khoảng 40 triệu thuê bao 4G - cao nhất Việt Nam hiện nay và trong năm năm tới sẽ còn phải dùng nhiều băng tần 4G. Với băng tần mới cùng độ rộng 100 MHz, Viettel có thể dùng một phần cho 4G bên cạnh việc dùng cho 5G. Nhờ đó, Viettel có thể sử dụng băng tần mới ngay lập tức nhằm nâng cao chất lượng dùng mạng 4G cho khách hàng tại các thành phố lớn, khu công nghiệp, nơi tập trung đông người và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, tất cả các thiết bị phát sóng 5G ngày nay khi dùng tần số 2.600 MHz đều cho phép chạy đồng thời công nghệ 4G và 5G. Do đó, nhà mạng có thể tùy ý cấu hình thiết bị, phân tỉ trọng dùng cho 4G và 5G theo ý muốn, mà không bị lãng phí thiết bị.

Đây chính là một ưu điểm đặc biệt của nhà mạng sở hữu "băng tần vàng" khi mà 4G vẫn chiếm ưu thế và là nơi tạo ra lợi nhuận trong nhiều năm tới.

Giá trị của một tần số với mỗi nhà mạng là khác nhau

Một tần số với mỗi nhà mạng lại có giá trị khác nhau, dựa trên thị phần và quy mô triển khai của nhà mạng.

Thứ nhất là cách sử dụng. Nhà mạng có thể sử dụng chung cả công nghệ 4G và 5G trên tần số 2.600 MHz, hoặc chỉ dùng 5G.

Thứ hai là hiệu quả tính trên quy mô. Cùng một tần số, một nhà mạng có vùng phủ lớn sẽ tạo ra dung lượng lớn hơn, phục vụ nhiều khách hàng hơn. Trên một khu vực, với số lượng trạm giống nhau, nhà mạng có nhiều khách hàng hơn, có nhu cầu sử dụng lớn hơn sẽ sử dụng băng tần hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, số lượng trạm 5G của Viettel trong tương lai chắc chắn không thể ít hơn số lượng trạm 4G hiện tại khi nhu cầu trong các khu công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại, nhà máy thông minh… ngày càng tăng lên. Đi kèm với đó, giá trị của khối băng tần 2.500-2.600 MHz sẽ càng tạo ra giá trị lớn hơn.

Mạng 5G của Viettel đã sẵn sàng chỉ chờ tần số

Mạng 5G của Viettel đã sẵn sàng chỉ chờ tần số

Nếu giả thiết mạng 5G có giá trị đầu tư khoảng 2 - 3 tỉ USD như các thế hệ di động trước đây tại Việt Nam thì giá trị làm lợi của băng tần B1 so với các băng tần C2, C3 về lâu dài sẽ có giá trị không ít hơn 20-25% giá trị đầu tư của mạng 5G, lớn hơn nhiều lần giá trúng đấu giá mà Viettel đã bỏ ra.

Theo thống kê, có trên 150 nhà mạng trên thế giới triển khai 5G với tần số 3.500 - 3.900 MHz và gần 20 nhà mạng dùng tần số 2.600 MHz như khối B1 tại Việt Nam. Nhìn sâu hơn có thể thấy, tất cả nhà mạng triển khai với băng tần 2.600 MHz đều là nhà mạng triển khai trong những năm gần đây, họ có lợi thế của người đi sau nhờ ứng dụng tần số hiệu quả, thiết bị thế hệ mới, lưỡng dụng 4G/5G. Minh chứng là các nhà mạng đó kinh doanh 4G/5G thành công như AIS (Thái Lan), China Mobile (Trung Quốc)...

Ngoài ra, 100% các loại điện thoại, các thiết bị đầu cuối, thiết bị phát sóng viễn thông của nhà sản xuất thiết bị hàng đầu trên thế giới hiện nay đã hỗ trợ tần số 2.600 MHz.

Do đó, Viettel sẽ rất linh hoạt trong quá trình khai thác băng tần quý giá này.

Cũng vì thế, việc đấu giá thành công "băng tần vàng" được coi là một lợi thế rất lớn của Viettel trong việc phát triển và duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh như kỳ vọng trong 15 năm tới.

Sóng 5G Việt Nam lần đầu tiên phát tại cộng đồng di động thế giớiSóng 5G Việt Nam lần đầu tiên phát tại cộng đồng di động thế giới

Viettel phát sóng 5G hiện đại nhất tại Hội nghị di động thế giới 2024 (MWC 2024), thể hiện năng lực làm chủ thế hệ mạng di động mới và sẵn sàng triển khai trong năm nay tại Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp