06/10/2023 09:14 GMT+7

Vi phạm luật giao thông tràn lan do luật không nghiêm?

Một xe chở khách ở Quảng Ngãi phạm lỗi chạy quá tốc độ cho phép đến 6.000 lần trong một tháng; xe bị tước phù hiệu; sau đó doanh nghiệp chủ quản xin cấp lại phù hiệu và xe lại tiếp tục vi phạm Luật Giao thông.

Khi được hỏi tại sao lái xe vi phạm nhiều lần như thế mà vẫn được phép hành nghề, cơ quan quản lý giao thông trả lời rằng với khung pháp luật hiện hành, chỉ có thể xử lý vi phạm như thế, không thể nặng hơn.

Chạy xe quá tốc độ cho phép, lấn làn, vượt ẩu, chạy xe ngược chiều... là những hành vi không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm đối với xã hội, cộng đồng. Tính mạng, tài sản của con người tất nhiên bị đe dọa bởi những hành vi như thế.

Bởi vậy, cần phải coi đây là những trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng và phải bị chế tài bằng những biện pháp mạnh, nghiêm khắc, có tính răn đe cao.

Tình trạng vi phạm luật giao thông tràn lan cũng như chuyện tái phạm phổ biến của người lái xe có nguyên nhân do hệ thống chế tài quá lỏng lẻo.

Một mặt, các biện pháp xử phạt, bao gồm xử phạt hành chính (phạt tiền, tước giấy phép, tước phù hiệu...), xử phạt hình sự và bồi thường thiệt hại về mặt dân sự, được cho là quá nhẹ so với mức độ nguy hiểm của hành vi và thiếu tính triệt để.

Mặt khác, trong không ít trường hợp người vi phạm được chiếu cố bỏ qua về lỗi vi phạm nhờ sự can thiệp của người thân quen trong cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Ở các nước tiên tiến, vi phạm luật giao thông luôn bị coi là hành vi kém văn minh cần phải bị xử phạt thật nặng và nghiêm khắc để ngăn ngừa tái phạm.

Vi phạm dù không gây hậu quả thiệt hại cho người khác vẫn có thể bị phạt tiền thật nặng, bị tước giấy phép lái xe. Nếu tái phạm thì có thể ngồi tù và bị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn.

Đáng nói nữa là việc xử phạt người lái xe vi phạm luật giao thông dù nặng hay nhẹ đều thuộc thẩm quyền của tòa án và được ghi nhận trong lý lịch tư pháp của người vi phạm.

Sự trả giá bằng những rắc rối tư pháp, hệ lụy tiêu cực dài lâu đối với diện mạo xã hội của người vi phạm do dấu vết vi phạm và xử phạt được ghi nhận trong hồ sơ pháp lý cá nhân, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và hoạt động nghề nghiệp thật sự rất nặng nề.

Điều đó khiến tất cả mọi người không dám coi thường luật giao thông, tự động tìm hiểu kỹ luật mà không đợi nhắc nhở và răm rắp tuân thủ luật để tránh phiền phức cho bản thân.

Trong khi đó, các quy định pháp lý về bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam không thiếu. Vấn đề như đã nói, là tính chiếu lệ của các biện pháp xử phạt vi phạm luật giao thông và tệ can thiệp từ xa khiến luật bị coi thường.

Cần rà soát hệ thống chế tài hiện hành và sửa đổi các biện pháp xử lý theo hướng tăng thật nặng, thật dứt khoát: phạt thật nhiều tiền; tước giấy phép lái xe vĩnh viễn cả trong trường hợp vi phạm lần đầu một khi hành vi vi phạm tỏ ra đặc biệt nguy hiểm...

Mặt khác, phải coi hành vi can thiệp của người thuộc cơ quan thẩm quyền vào việc xử lý vi phạm luật giao thông là hành vi đồng phạm; người can thiệp cũng phải bị chế tài thật nặng cả về kỷ luật hành chính cũng như về trách nhiệm pháp lý liên đới trong việc giải quyết hậu quả gây ra bởi hành vi vi phạm luật giao thông của người nhờ can thiệp.

Xe Thành Bưởi 9 tháng bị rút 246 phù hiệu vì vi phạm tốc độXe Thành Bưởi 9 tháng bị rút 246 phù hiệu vì vi phạm tốc độ

Vượt tốc độ 5 lần/1.000km/tháng sẽ bị rút phù hiệu, nhưng các xe Thành Bưởi đã bị rút phù hiệu đến 246 lần từ đầu năm 2023 đến nay.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp