11/01/2018 08:18 GMT+7

'Vì lời đàm tiếu tôi rất ngại lấy thức ăn thừa mang về'

PHAN TUYẾT
PHAN TUYẾT

TTO - Theo bạn đọc Phan Tuyết, do tính ích kỉ của người Việt đã làm cho ai mang đồ thừa về cũng thấy ngại. Từ đó, đã nảy sinh suy nghĩ: "Thà nhịn ăn một tí còn hơn bị mọi người đánh giá thì nhục lắm".


Vì lời đàm tiếu tôi rất ngại lấy thức ăn thừa mang về - Ảnh 1.

Thức ăn thừa mang về là chuyện rất bình thường nhưng vì lời đàm tíu nên người Việt rất ngại làm việc này - Ảnh: Tư liệu TTO

Dưới đây là góc nhìn tác giả gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.

"Chuyện đồ ăn thừa mứa trong các tiệc cưới, các bàn tiệc tiếp khách mà khá nhiều người tiếc nuối nhưng vẫn không dám mang về. 

Ngoài một số lý do đã nêu trong các bài viết, tôi xin bổ sung một lý do không kém phần quan trọng khiến người Việt chúng ta nhìn thức ăn thừa một cách tiếc nuối nhưng phải làm ngơ bước đi.

Tính

TTO - Theo bạn đọc Nguyễn Minh, tính mắc cỡ đã khiến người Việt gây ra thói quen lãng phí, nhưng lại có khi không nhận ra mình đang lãng phí.

Có thể nói tính ích kỉ của nhiều người Việt chúng ta làm cho ai mang đồ thừa về cũng thấy ngại. Nếu trong một bàn tiệc dư nhiều đồ ăn mỗi người thay nhau lấy một ít thì chẳng có chuyện gì xảy ra. Và, hiện vẫn có khá nhiều người làm. 

Thế nhưng, trong hàng chục người chỉ một người làm việc ấy thì lập tức sẽ có tiếng bấc tiếng chì, sẽ có những bàn tán, bình phẩm theo kiểu quy kết, chụp mũ. 

Một số người lại nhìn với con mắt khinh khi, coi thường. Mà bàn tán, bình phẩm sau lưng người khác thì người Việt chiếm số đông. Điều này đã khiến cho ai muốn mang thức ăn thừa về phải đắn đo suy nghĩ.

Tôi đã chứng kiến khá nhiều đám đông đang bình phẩm về một số người nào đấy bằng những ngôi từ chẳng hay ho gì. Ví như: "Trông lão ấy đâu đến nỗi tệ mà bần quá trời. Đi ăn tiệc là vét bằng hết những đồ thừa mang về". 

Người lại bồi thêm: "Đàn ông đàn ang gì mà bòn từng tí. Ngữ ấy chắc vợ con cũng khó sống lắm". 

Người lại có người cho rằng: "Đàn ông làm việc ấy nó nhỏ người đi chẳng ra dáng một đáng nam nhi tí nào…". 

Thế nhưng đàn bà mà lấy đồ dư thừa cũng vẫn bị chính họ bàn tán theo kiểu: "Người đâu mà ki bo, bần tiện chẳng chừa thứ chi…". 

Có khá nhiều người lên tiếng chê bai nên một số người thấy tiếc nhưng do sợ bị bạn bè nhận xét, đánh giá không hay nên chẳng dám. Thế nên họ thường suy nghĩ: "Nhịn ăn một tí còn hơn bị mọi người đánh giá thì nhục lắm".

Khổ nỗi những điều thiên hạ chụp mũ, gán cho người mang đồ thừa là ki bo, bủn xỉn, bần tiện…sẽ được lan xa, được truyền từ người này qua người khác và được nhắc mãi không thôi.

Họ sợ như thế nên dù rất muốn mang đồ thừa về nhà cũng phải ghìm mình dừng lại trong tiếc nuối.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Theo bạn, làm sao giải quyết dứt điểm tình trạng này phung phí thức ăn thừa? Hãy chi sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

PHAN TUYẾT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp