14/02/2020 15:33 GMT+7

Vi khuẩn kháng thuốc đe dọa sự sống của loài tê giác châu Phi

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bên cạnh nạn săn trộm tê giác lấy sừng, vi khuẩn kháng thuốc bị xem là mối đe dọa mới với sự tồn vong của loài động vật có từ thời tiền sử này.

Vi khuẩn kháng thuốc đe dọa sự sống của loài tê giác châu Phi - Ảnh 1.

Tê giác sống ở Công viên Quốc gia Ruma ở phía tây Kenya phải đối mặt với một mối đe dọa mới: Vi khuẩn kháng thuốc siêu nhỏ. Ảnh: theeastafrican.co.ke

Các nhà khoa học đã phát hiện ra chủng vi khuẩn đa kháng thuốc mới tồn tại trên cơ thể của nhiều con tê giác đen tại Vườn quốc gia Ruma của Kenya. Chủng vi khuẩn này đang phát triển với tốc độ rất nhanh và nhiều khả năng sẽ khiến một số lượng lớn tê giác tử vong nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Theo tạp chí EcoHealth (Mỹ), nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cho cả những căn bệnh không liên quan đến vi khuẩn; dùng không đủ liều hoặc quá liều khiến vi khuẩn có cơ hội hồi sinh và thích ứng với thuốc, qua đó giúp chúng phát triển khả năng kháng lại các loại thuốc. Sau khi xét nghiệm riêng rẽ khả năng kháng thuốc của trực khuẩn E.coli lấy từ mẫu phân của 16 con tê giác và của người với 8 loại kháng sinh thông dụng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mức độ kháng thuốc của tê giác và của người tương đương với nhau. Thậm chí, với một số loại kháng sinh, mức độ kháng thuốc của vi khuẩn trên cơ thể tê giác còn mạnh hơn cả trên cơ thể người.

Phân tích về hiện tượng này, ông Collins Kipkorir Kebenei, tiến sĩ vi sinh thuộc Đại học Maseno của Kenya, thành viên thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết kết quả trên cho thấy trong trường hợp tê giác bị mắc những bệnh liên quan đến vi khuẩn, sẽ không có loại kháng sinh nào có thể chữa trị và điều này đồng nghĩa với việc tê giác sẽ chết trong một thời gian ngắn.

Các khoa học đã đặt giả thiết rằng những con tê giác đen tại Kenya có khả năng đã bị lây nhiễm sau khi uống nước trên sông Lambwe chảy qua Vườn quốc gia Ruma mang theo các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh này. Ngoài ra, những con tê giác trên cũng có thể đã bị lây nhiễm vi khuẩn kháng thuốc thông qua việc tiếp xúc với các nhân viên kiểm lâm hoạt động trong khu vực.

Theo Tổ chức Bảo vệ Tê giác quốc tế, loài động vật mang tính biểu tượng của châu Phi nói trên đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Hiện trên toàn châu lục này chỉ còn tổng cộng 29.000 con tê giác trắng và tê giác đen đang sinh sống, trong đó riêng tại Kenya có khoảng 5%./.


Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp