10/03/2020 11:30 GMT+7

Ví dầu cao tốc miền Tây

TRẦN HỮU HIỆP
TRẦN HỮU HIỆP

TTO - 10 năm trước, công trình cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sau khi được bố trí vốn, công nhân làm việc xuyên tết. Nhưng niềm vui chưa được lâu đã chuyển sang lo lắng.

Ví dầu cao tốc miền Tây - Ảnh 1.

Một đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành nối với QL 50 (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM) còn đang dở dang - Ảnh: VY CHIẾN

6.686 tỉ đồng vốn cho dự án vẫn chưa được giải ngân, nguy cơ khiến hợp đồng tín dụng vô hiệu sau ngày 16-3!

Đoạn đường hơn 50km này đã qua 11 năm, 3 nhiệm kỳ, chuyển đổi 2 cơ quan chủ quản, 3 đời chủ đầu tư, 2 lần khởi công, nhiều lần tạm ngưng, nhiều lần khởi động lại mà vẫn... chưa biết còn chờ bao lâu nữa.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành, tổng mức đầu tư hơn 1,5 tỉ USD, kết nối miền Tây với TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sau 6 năm khởi công, hứa hẹn thông xe vào năm 2019, nay cũng đang lỗi hẹn.

Hai công trình cao tốc ở phía tây và phía đông của ĐBSCL đều gặp trắc trở vì thiếu vốn, vướng thủ tục và giải phóng mặt bằng. Người đứng đầu Chính phủ đã từng "kiểm điểm" việc làm chậm trễ của các cơ quan liên quan: "Chúng ta đã hứa với đồng bào ĐBSCL nhưng nhiều năm chưa làm được" và cam kết rõ ràng mốc thời gian thông xe cuối năm 2020, đưa vào sử dụng đầu năm 2021.

Khi vốn ngân sách về tới công trình thì vốn tín dụng chiếm hơn 50% tổng mức đầu tư dự án lại nghẽn. Chỉ liên quan thủ tục, các bên liên quan phải mất hơn 6 tháng đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng, 3 tháng để tháo gỡ hơn 17 điều kiện giải ngân, nay các bên lại phải làm rõ giá trị pháp lý, nội dung, trách nhiệm và thẩm quyền của văn bản do một phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang (chủ đầu tư) ký.

Công trình cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn là những vướng mắc về vốn, thủ tục hành chính, xác định thẩm quyền giữa Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, cơ quan nào chủ quản, có thẩm quyền quyết định các nội dung đầu tư, vướng mắc trong hành lang pháp lý xác định tính chất tài sản các dự án do VEC - Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư đối với công trình.

Vừa qua, công trình cầu Mỹ Thuận 2 thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam được khởi công, ý tưởng làm thêm 2 tuyến cao tốc mới cho miền Tây: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ 10 tỉ USD được xúc tiến, người dân tiếp tục kỳ vọng công trình giao thông cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi, siêu cảng biển Trần Đề trong tương lai, nhưng không dám mừng khi nhìn vào hiện tại, cách thức xử lý vướng mắc 2 công trình cao tốc trên.

Tin mới nhất, theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các ngân hàng cam kết giải ngân vốn tín dụng vào ngày 9-3. Nhưng quãng đường đồng vốn từ ngân hàng đến chân công trình nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cách thức xử lý của các bên liên quan.

Và giữa những khó khăn mùa hạn mặn cùng những tồn tại lâu nay, người miền Tây lại mong chờ năng lực hấp thu vốn và cách thức tháo gỡ nút thắt thủ tục hành chính qua cách xử lý vướng mắc của 2 công trình cao tốc này. "Ví dầu cao tốc miền Tây/Xây đi, xây lại, xây hoài không xong".

Thủ tướng: Ưu tiên đảm bảo nguồn vật liệu cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận Thủ tướng: Ưu tiên đảm bảo nguồn vật liệu cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác đến kiểm tra tiến độ Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại tỉnh Tiền Giang.

TRẦN HỮU HIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp