22/04/2021 16:12 GMT+7

Vì COVID-19, ông Duterte không dự Thượng đỉnh ASEAN về khủng hoảng Myanmar

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Tổng thống Philippines Duterte không tham dự cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN sắp tới tại Indonesia, song khẳng định ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch do tổng thư ký ASEAN và chủ tịch luân phiên Brunei đưa ra về việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar.

Vì COVID-19, ông Duterte không dự Thượng đỉnh ASEAN về khủng hoảng Myanmar - Ảnh 1.

Người biểu tình phản đối quân đội nắm quyền ở thành phố Mandalay, Myanmar ngày 22-3-2021 - Ảnh: REUTERS

Trước thềm hội nghị của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tổ chức trực tiếp tại thủ đô Jakarta, Indonesia về vấn đề Myanmar, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 22-4 ra thông báo xác nhận Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ không dự cuộc họp này do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin sẽ đại diện ông Duterte dự. 

Thông báo cho biết ngay cả khi không có sự tham dự đầy đủ của tất cả các lãnh đạo ASEAN, Philippines vẫn ủng hộ mạnh mẽ hội nghị, cụ thể là ủng hộ kế hoạch do tổng thư ký ASEAN và chủ tịch luân phiên Brunei đưa ra về việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar. 

Lãnh đạo nhiều nước thành viên ASEAN đã xác nhận sẽ gặp mặt và thảo luận tình hình Myanmar tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Nhiều báo chí trong khu vực như kênh Thai PBS World, báo Jakarta Post cho biết cuộc gặp này sẽ có sự tham dự của thống tướng Min Aung Hlaing - lãnh đạo quân đội Myanmar.

Myanmar hiện đang là mối quan tâm chung của khối ASEAN cũng như thế giới. Nước này đang hứng chịu bất ổn chính trị - xã hội sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính quyền dân sự vào ngày 1-2, và áp đặt tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm ở Myanmar. 

Cuộc chính biến này dẫn tới biểu tình lan rộng trên khắp Myanmar khiến nhiều người chết. 

Mới đây, ngày 22-4, Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực đã tăng vọt ở Myanmar từ sau cuộc đảo chính. Khoảng 3,4 triệu người Myanmar có thể sẽ bị thiếu đói trong 3-6 tháng tới, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Nhiều người sẽ bị mất việc làm và do đó không có tiền mua lương thực thực phẩm.

Các quốc gia ASEAN đã tìm nhiều cách để thúc đẩy đối thoại với Myanmar nhằm hỗ trợ Myanmar ổn định tình hình.

Việt Nam đã có ý kiến tại Liên Hiệp Quốc về việc kêu gọi tất cả các bên tìm mọi cách có thể để ngồi lại đối thoại với nhau về tình hình Myanmar, nhằm tránh bất ổn và đổ máu.

Hơn 250.000 người Myanmar rơi vào tình trạng không nhà Hơn 250.000 người Myanmar rơi vào tình trạng không nhà

TTO - Điều tra viên của Liên Hiệp Quốc cho biết khoảng 250.000 người rời bỏ nhà cửa ở Myanmar do các hoạt động trấn áp của quân đội, kêu gọi thế giới hành động, trong bối cảnh các lãnh đạo ASEAN họp ở Indonesia tuần này.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp