Phóng to |
Theo VDB, nếu được bảo lãnh vay vốn, nhiều HTX làng nghề có cơ hội phát triển, tạo thêm việc làm. Trong ảnh: chằm nón lá ở làng nghề xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế - Ảnh: N.C.T. |
100.000 DN cần bảo lãnh
Hai quỹ cùng bảo lãnh Hiện một số địa phương, trong đó có TP.HCM, đã có quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ, nay có thêm bảo lãnh tín dụng của VDB. Theo ông Nguyễn Quang Dũng, quyết định 14 không chấm dứt hoạt động của các quỹ tín dụng địa phương, do đó nếu thấy còn vai trò các quỹ này vẫn có thể tồn tại song song. Tuy nhiên, ông Dũng thừa nhận với điều kiện thoáng hơn rất nhiều, nếu tồn tại song song thì các quỹ bảo lãnh của địa phương khó có thể hoạt động được. |
Theo quy định hiện tại, bất kỳ DN và hợp tác xã có vốn điều lệ tối đa 20 tỉ đồng, sử dụng từ 500 lao động trở xuống có nhu cầu vay vốn đầu tư tài sản cố định hoặc làm vốn lưu động đều được VDB xét bảo lãnh, trừ DN thuộc các ngành tư vấn, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, dịch vụ và vay để đảo nợ.
Mức bảo lãnh vay vốn tối đa bằng 100% nợ gốc và lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng, có thể bảo lãnh vay VND, USD và EUR. Mức phí bằng 0,5% số tiền được bảo lãnh. Ông Dũng cho biết VDB không khống chế hạn mức bảo lãnh nhưng phải căn cứ vào phương án sản xuất khả thi.
NH băn khoăn
Theo ông Nguyễn Xuân Cảnh - giám đốc Agribank TP.HCM, quy định NH phải thông báo DN nợ thuế cho VDB nhưng thực tế NH không thể can thiệp quá sâu để biết DN có nợ thuế hay không. Tuy nhiên nếu VDB phát hiện DN thiếu thuế từ chối bảo lãnh thì sẽ gây khó cho NH. Theo ông Cảnh, nếu DN sử dụng vốn sai hợp đồng tín dụng thì nên thu hồi vốn trước hạn, không nên từ chối bảo lãnh gây khó cho NH trong việc thu hồi vốn.
Còn theo ông Đỗ Minh Toàn - phó tổng giám đốc NH Á Châu (ACB), VDB nên phối hợp với NH ở bốn khâu: thẩm định, giải ngân, bồi hoàn khi DN không trả được nợ, và cuối cùng là cần phối hợp trong báo cáo định kỳ hằng tháng giữa VDB hội sở với chi nhánh VDB ở các địa phương.
Theo ông Toàn, cần phải phối hợp trong giải ngân vì ban đầu NH kiểm tra được chứng từ đúng theo mục đích mới giải ngân nhưng sau đó thì khó kiểm tra được. Còn trường hợp bồi hoàn, VDB quy định thời hạn tối đa đến 60 ngày kể từ khi nhận yêu cầu bồi hoàn thì VDB mới thỏa thuận có hay không bồi hoàn. Việc kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nợ quá hạn của NH.
Muốn được bảo lãnh liên hệ nơi đâu?
Tuy nhiên, khi phát sinh nhu cầu vay vốn, DN có thể tiếp xúc trực tiếp với NH hoặc VDB. Trong trường hợp DN tiếp xúc trực tiếp với VDB, trong vòng 20 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, nơi này sẽ thẩm định và có văn bản trả lời. Nếu được chấp thuận, VDB sẽ ký các hợp đồng bảo lãnh, nhận nợ nguyên tắc và phát hành chứng thư bảo lãnh cho DN vay vốn của NH đã ký hợp đồng hợp tác với VDB.
Theo quyết định 14 của Thủ tướng, việc thẩm định dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh của DN để bảo lãnh thì người nhận thẩm định đầu tiên là VDB và sẽ báo cho DN, NH kết quả thẩm định. Về việc NH thẩm định hồ sơ vay, qua làm việc
với các NH ở phía Bắc, đã thống nhất khi VDB thẩm định thì NH căn cứ vào kết quả thẩm định của VDB, rà soát lại, nếu ổn thì cho vay, bảo lãnh. Các NH hoàn toàn có thể cho vay mà không cần bảo lãnh.
Về những vướng mắc có thể lặp lại trong quá trình thực hiện bảo lãnh tín dụng, theo ông Dũng, trong quá trình xây dựng dự thảo của quyết định 14, đã phân tích kỹ các tồn tại và tránh những nguyên nhân dẫn đến hoạt động của các quỹ bảo lãnh DN của các địa phương chưa đi vào cuộc sống trong suốt bảy năm qua. Tuy nhiên có những vướng mắc cần phải có sự phối hợp mới gỡ được. Đó là tình trạng nhiều DN có tình hình sổ sách, tài chính kế toán chưa tốt, không qua kiểm toán nên độ tin cậy không cao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận