24/06/2018 09:32 GMT+7

VAR, trọng tài Việt không thích điều này

SĨ HUYÊN
SĨ HUYÊN

TTO - Việc ứng dụng công nghệ VAR ở World Cup 2018 mang lại nhiều sự tranh luận nên hay không nên vận dụng vào trò chơi vốn gây ra nhiều tranh cãi từ hơn một thế kỷ qua.

VAR, trọng tài Việt không thích điều này - Ảnh 1.

Cú ngã quá khéo của Neymar (Brazil) trong trận thắng Costa Rica - Ảnh: REUTERS

Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện với một số cựu trọng tài FIFA, trọng tài quốc gia ở VN về những điều được và chưa khi sử dụng công nghệ VAR vào đời sống bóng đá. Đâu là những điều được và chưa được khi ứng dụng công nghệ này. 

Cựu trợ lý trọng tài FIFA - ông Phạm Chu Thiện (hiện là giảng viên kỹ thuật của ban trọng tài bóng đá VN) nói: "Công nghệ VAR đã mang lại cho World Cup 2018 nhiều bàn thắng hơn, giúp ích rất nhiều cho công tác điều hành trận đấu của trọng tài và trợ lý trọng tài. Trong chừng mực nào đó, công nghệ VAR đã phát huy được tác dụng mà FIFA mong muốn, chính xác, công bằng, tránh oan sai…

Nhưng VAR cũng có những bất cập. Chẳng hạn như trận đấu bị dừng quá nhiều, làm giảm đi sự hưng phấn với cầu thủ, đánh rơi cảm xúc của người xem khiến cho sự thi vị khi thưởng ngoạn bóng đá giảm đi. Đặc biệt là khi bàn thắng bị khước từ, hay quyết định cho hưởng phạt đền dù trước đó trọng tài không thừa nhận.

Công nghệ VAR chỉ có thể áp dụng ở những giải đấu tầm cỡ thế giới như World Cup, Euro, Olympic hay Champions League chứ trong tương lai gần rất khó áp dụng ở giải vô địch quốc gia các nước. Khó ở chỗ phải huy động nhiều máy quay, số lượng trọng tài trong từng trận tăng gấp đôi, từ 4 lên thành 8 người.

Theo tôi, không tránh khỏi việc một số trọng tài chủ quan, dựa dẫm vào VAR khi nghĩ rằng nếu mình chưa đúng thì đã có VAR làm thay. Điển hình ở trận Nigeria - Iceland ở phút 82. Ban đầu trọng tài khước từ việc cho Iceland hưởng quả phạt đền khi hậu vệ Nigeria chèn ngã cầu thủ đối phương. Khi bị khiếu nại, ông ta chạy ra xem qua máy ghi hình rồi thay đổi quyết định, cho Iceland hưởng phạt đền.

Hoặc từ nhận định của mình, trọng tài cho Brazil được đá phạt đền khi cho rằng Neymar bị hậu vệ Costa Rica kéo ngã vào cuối trận. Thực tế từ băng hình cho thấy Neymar ngã quá khéo, lực tác động của hậu vệ Costa Rica là có thật song chưa đủ mạnh để Neymar bị ngã. Đó là lần đầu tiên VAR giải oan cho một cầu thủ, và một đội bóng không phải nhận quả 11m oan ức…".

VAR, trọng tài Việt không thích điều này - Ảnh 2.

Công nghệ Goal-line là thỏa đáng nhất khi mang lại sự xác định bóng đã đi qua hết vạch vôi giới hạn khung thành hay chưa - Ảnh: RUETERS

Ông Bùi Như Đức, cựu trọng tài quốc gia, bày tỏ sự không hài lòng với công nghệ VAR. Ông Đức lập luận: "Cựu chủ tịch FIFA  Sepp Blatter để lại câu nói nổi tiếng rằng bóng đá phải có sai số và các cuộc tranh cãi bất tận với những sai số đó chính là điều thú vị muôn thuở của bóng đá. Tôi rất tâm đắc với quan điểm này.

Trận đấu bị tạm dừng để trọng tài xem lại từ VAR thật sự đánh mất đi tính ngẫu hứng lẫn sự hưng phấn của cầu thủ và người xem. Cho dù đôi lúc việc xem lại băng ghi hình đem lại sự công bằng trên sân cỏ.

Máy móc dù có tân tiến, tinh vi đến mấy thì cũng không nên lệ thuộc vào nó để làm mất đi sự nhận định của trọng tài. 

Ứng dụng công nghệ vào đời sống bóng đá, theo tôi, chỉ nên sử dụng công nghệ Goal-line là thỏa đáng nhất nhằm xác định chu vi của quả bóng đã đi hết qua vạch vôi giới hạn cầu môn hay chưa".

VAR, trọng tài Việt không thích điều này - Ảnh 3.

Cám xúc lẫn sự hưng phấn của cầu thủ và người xem sẽ biến mất khi trận đấu tạm dừng để trọng tài xem lại băng ghi hình.

Ông Võ Quang Vinh (cựu trọng tài FIFA) nêu quan điểm: "Rõ ràng công nghệ VAR phần nào đó mang lại sự công bằng trên sân cỏ, tránh được tình trạng oan sai cho cầu thủ lẫn trọng tài. Ít ra thì đến giờ này FIFA có thể xoa tay hài lòng bởi tính hiệu quả của công nghệ này được áp dụng tại World Cup 2018.

Nhưng nếu quá lệ thuộc vào VAR thì yếu tố tự nhiên trong bóng đá sẽ mất đi. Việc máy móc can thiệp quá sâu vào vai trò của trọng tài sẽ làm cho họ mất đi động lực phấn đấu, khát vọng vươn lên để thể hiện chính mình.

Một khi khoa học kỹ thuật can dự quá nhiều vào bóng đá thì liệu rằng cầu thủ có còn là con người hay họ đang dần biến mình thành người máy chơi đá bóng? Thật không hay chút nào. Có thể ai đó không đồng tình với quan điểm này, nhưng tôi thì luôn muốn đề cao vai trò, trách nhiệm và năng lực của người cầm còi, cầm cờ trong một trận đấu…".

SĨ HUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp