21/11/2019 14:35 GMT+7

VAR không phải muốn là được

NGUYÊN KHÔI
NGUYÊN KHÔI

TTO - Công nghệ VAR thường chỉ áp dụng ở vòng chung kết các giải đấu lớn, vốn thuận lợi cho việc triển khai các thiết bị phục vụ VAR khi được tổ chức ở một quốc gia thay vì nhiều nước khác nhau.

VAR không phải muốn là được - Ảnh 1.

VAR đem lại công bằng cho tuyển VN khi tước bàn thắng của Yoshida (Nhật) vào lưới của tuyển VN - Ảnh: N.K.

Sau khi trọng tài Ahmed Al-Kaf (Oman) có những quyết định gây tranh cãi trong trận hòa 0-0 của đội tuyển Việt Nam với Thái Lan trên sân Mỹ Đình tối 19-11, không ít người cho rằng nếu có công nghệ trợ lý trọng tài video (VAR) ở trận đấu này, thầy trò HLV Park Hang Seo đã không bị tước mất chiến thắng.

Nhưng thực tế đâu phải cứ muốn VAR là được, bởi các trận đấu ở vòng loại World Cup 2022 đều không dùng VAR.

Công nghệ này thường chỉ áp dụng ở vòng chung kết (VCK) các giải đấu lớn, vốn thuận lợi cho việc triển khai các thiết bị phục vụ VAR khi được tổ chức ở một quốc gia thay vì nhiều nước khác nhau.

Chủ tịch Ủy ban thi đấu LĐBĐ châu Á (AFC) và là phó chủ tịch LĐBĐ VN (VFF) Trần Quốc Tuấn chia sẻ: "VAR không hề được áp dụng ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á bởi VAR cần có hạ tầng kỹ thuật tốt, nên thường chỉ được áp dụng ở các VCK. Ở vòng loại cũng có thể áp dụng VAR được, nhưng khi đó phải áp dụng đồng bộ ở tất cả các trận đấu.

Tuy nhiên, không phải nước nào ở châu Á cũng có hạ tầng kỹ thuật tốt để đáp ứng yêu cầu áp dụng VAR. 

Ngay như VCK Asian Cup 2019 hồi đầu năm nay tại UAE, AFC cũng lần đầu tiên áp dụng VAR nhưng chỉ từ vòng tứ kết. Kế đến, nước áp dụng VAR phải được FIFA cấp phép. 

Ngay như VCK U23 châu Á 2020 sắp tới, chủ nhà Thái Lan cũng phải được FIFA đồng ý mới áp dụng công nghệ VAR".

Thật vậy, công nghệ VAR không phải chỉ là kiểu chiếu chậm lại một tình huống nhạy cảm để xem rồi kết luận đúng sai, mà VAR cần nhiều góc máy quay chuyên dụng khác nhau (khác với máy quay của truyền hình), đường truyền, bộ máy xử lý và con người điều hành... Vì vậy, đầu tư hạ tầng và con người cho VAR là điều không hề đơn giản. 

Ở V-League 2019 vừa qua, Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) muốn đưa VAR vào áp dụng, nhưng rốt cuộc đã phải ách lại vì chưa đủ các điều kiện để FIFA cấp phép.

Tổng giám đốc Công ty giải pháp truyền hình Thế hệ mới (Next Media) Nguyễn Trung Kiên cho biết VAR là một cỗ máy đốt tiền kinh khủng. 

Ông chia sẻ: "Chi phí đầu tư hạ tầng đã tốn kém rồi (80-100 tỉ đồng), mà chi phí vận hành còn tốn nhiều hơn vì bộ máy quá đồ sộ. Ví dụ, VN muốn làm VAR thì phải cử 100 trọng tài đi học. Học xong, đủ điều kiện thì FIFA mới xem xét các bước tiếp theo".

Tuyển VN từng đối mặt với VAR ở Asian Cup 2019

Trong trận tứ kết Asian Cup 2019 giữa tuyển VN và Nhật Bản tại UAE, cả hai đội đều được hưởng lợi từ VAR.

Cụ thể, phút 25 của trận đấu này, Maya Yoshida đã đánh đầu hạ thủ môn Đặng Văn Lâm. Nhưng sau khi tham khảo VAR, trọng tài đã không công nhận bàn thắng do Yoshida đã để bóng chạm tay trong vòng cấm.

Phút 56, tuyển VN lại là "nạn nhân" của VAR. Sau khi dừng trận đấu xem lại VAR, trọng tài xác định trung vệ Bùi Tiến Dũng đã phạm lỗi với Ritsu Doan trong vòng cấm. Trên chấm 11m, Ritsu Doan đã đánh bại thủ môn Văn Lâm để đưa tuyển Nhật vượt lên dẫn trước.

Tại sao không áp dụng VAR Tại sao không áp dụng VAR 'vô cảm' trong trận Việt Nam hòa Thái?

TTO - Sau trận hòa với Thái Lan tối 19-11, nhiều cổ động viên Việt Nam ôm đầu than trời: 'Giá như có VAR...'.

NGUYÊN KHÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp