Ngoài công đoạn đầu cần có máy để cưa những khối gỗ lớn có đường kính 70-100cm, còn lại đa số thợ phải làm thủ công - Ảnh: T.T.D.
Vừa chạm hoa văn trên khối gỗ, anh Phan Thuận vừa chia sẻ: Gỗ lim ở đây phải để khô hơn một năm rồi mới đục đẽo, chạm trổ.
Nếu đã đạt độ khô cần thiết thì các khung sườn sẽ ổn định khi được ráp theo kiểu nhà rường. Có nghĩa là không dùng đinh sắt mà dùng mộng, chốt gỗ để kết nối những thanh trụ, cột, xà lại với nhau.
Xưởng mộc làm các trụ, cột gỗ dùng để dựng nhà thờ mới Bùi Chu - Video: T.T.D.
Trong quá trình thi công phần gỗ làm rường cột có hoa văn của nhà thờ mới (với hàng cột gỗ lim to lớn, chống đỡ mái vòm), các thợ xẻ, thợ mộc và thợ chạm (điêu khắc gỗ) phải kết hợp thật nhuần nhuyễn. Thợ mộc xử lý thô gỗ để tạo dáng căn bản trước khi chuyển cho thợ chạm.
Công đoạn chạm khắc gỗ mất rất nhiều thời gian với những chi tiết đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và tập trung cao độ. Ngoài các công đoạn đầu phải dùng máy cưa, còn lại phần lớn các thợ mộc, thợ chạm khắc đều phải làm thủ công với rìu, cưa tay, bào tay, đục, chàng, khoan tay...
Các cây gỗ lim thô chờ đến công đoạn biến thành những trụ thượng, cột quân, cột nách, xà dọc, ngang... - Ảnh: T.T.D.
Nhà thờ chính tòa Bùi Chu (xây đựng từ 1885 ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, Nam Định, dài 78m, rộng 22m, cao 15m, có 2 tháp chuông cao 35m) vừa mới hạ giải ngày 3-2 vì đã xuống cấp trầm trọng.
Phương án xây một nhà thờ mới (giữ lại một số tác phẩm điêu khắc, tủ thờ, tượng...) khang trang hơn với kiến trúc giống nhà thờ cũ trên nền nhà thờ cũ được giáo dân đồng tình và cho hợp lý.
Dùng cưa máy tạo hình trước khi chạm khắc - Ảnh: T.T.D.
Anh Phan Thuận (phải) chạm hoa văn cùng đồng nghiệp với bộ đục 24 cái - Ảnh: T.T.D.
Công việc chạm trổ đòi hỏi người thợ phải tập trung, nêu hư một chi tiết thì phải làm lại khối gỗ từ đầu - Ảnh: T.T.D.
Chú Cả Thìn (ở Hải Hậu, Nam Định) chà nhám hoa văn một thanh xà - Ảnh: T.T.D.
Sau khi chà nhám, người thợ dùng bó vải chà tạo độ bóng cho gỗ - Ảnh: T.T.D.
Hoa văn sau cùng được quét một lớp dầu vecni để tăng màu sắc tự nhiên và bảo vệ mặt gỗ - Ảnh: T.T.D.
Các thợ mộc, thợ chạm khắc, thợ sơn... phải kết hợp thật nhuần nhuyễn để sản phẩm hoàn chỉnh nhất - Ảnh: T.T.D.
Hàng cột lim bên trong nhà thờ Bùi Chu lúc chưa hạ giải - Ảnh: T.T.D.
Các giáo dân đi lễ lúc nhà thờ Bùi Chu chưa hạ giải - Ảnh: T.T.D.
Bên ngoài nhà thờ Bùi Chu (xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, Nam Định) - Ảnh: T.T.D.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận