Tuy nhiên, phiên thảo luận đã kết thúc trong khi những khác biệt về quan điểm vẫn còn.
Theo dự thảo luật, thẻ căn cước công dân gắn với số định danh cá nhân được cấp cho mọi công dân từ khi công dân chào đời.
Trong khi thực hiện theo lộ trình việc cấp thẻ căn cước công dân trên toàn quốc, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp nhận việc công dân sử dụng một trong ba loại giấy tờ: chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, thẻ căn cước công dân để giao dịch là có giá trị pháp lý như nhau.
Theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc cấp thẻ căn cước công dân cho người chưa đủ 14 tuổi để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân theo Hiến pháp năm 2013. Thẻ căn cước công dân được cấp từ khi công dân sinh ra để thay thế cho giấy khai sinh góp phần bảo đảm yêu cầu quản lý dân cư tập trung, thống nhất, tiến tới giảm giấy tờ công dân.
“Với việc cấp thẻ này, trẻ em khi sinh ra vẫn làm thủ tục đăng ký khai sinh nhưng thay cho việc cấp giấy khai sinh sẽ được cấp thẻ căn cước công dân, trong đó có ghi số định danh cá nhân” - báo cáo viết.
Băn khoăn về quy định trên, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) phân tích: “Dự thảo luật quy định với trẻ em dưới 14 tuổi thì thẻ căn cước công dân không ghi tên cha mẹ mà tên cha mẹ được để trong dữ liệu chip điện tử. Nhưng hiện nay thì mọi giao dịch của các cháu đều gắn với cha mẹ. Vậy cái thẻ đó có tiện lợi trong sử dụng hay không, ví dụ như đến bệnh viện thì có thiết bị để đọc chip hay không? Thực tế có nhiều quy định vẫn yêu cầu giấy khai sinh. Con gái tôi vừa đỗ đại học, cháu về bảo con vừa phải photo mười mấy giấy khai sinh để nộp. Tôi thấy nếu không tiện lợi mà tốn tiền để làm thẻ thì cần phải suy nghĩ”.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh Hồ Trọng Ngũ, một trong những người có trách nhiệm thẩm tra dự án luật, cho biết: “Sau khi khai sinh xong, thông tin sẽ được chuyển về trung tâm dữ liệu tại Hà Nội, trung tâm này sẽ tự động xử lý thông tin và cấp số định danh ngay".
"Vấn đề là ai sẽ ký trên cái thẻ căn cước công dân ấy? Tôi đề nghị chữ ký đó là của bộ trưởng Bộ Công an đại diện cho Chính phủ, bây giờ chữ ký điện tử chỉ một lần thôi chứ không phải ký cho từng thẻ. Việc làm thẻ căn cước rất đơn giản, công nghệ cho phép làm rất nhanh chóng, chỉ mấy chục giây một thẻ thôi, vì vậy chỉ cần làm tại một trung tâm ở Hà Nội chứ không cần thiết tỉnh nào cũng làm” - ông Ngũ giải thích thêm.
Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị các cơ quan có trách nhiệm soạn thảo, thẩm tra dự án luật này tiếp thu ý kiến đại biểu để tiếp tục chỉnh lý dự thảo, trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp cuối năm nay.
Tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách Sáng cùng ngày, thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị phải tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách (cao hơn tỉ lệ 35% mà dự thảo luật đề xuất) và nâng cao chất lượng đại biểu thì Quốc hội mới “mạnh” lên được. “Tôi thấy tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định trong luật này chẳng khác gì công chức khác” - ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương bình luận. Theo ông Đương, ngoài những quy định chung chung như phải trung thành với Tổ quốc, thì đại biểu Quốc hội phải là người rất tận tụy, gắn với tâm tư nguyện vọng của cử tri; có tư duy phản biện tốt, độc lập, khách quan, vô tư, công tâm để tránh rơi vào lợi ích nhóm. “Khi tôi mới về làm chuyên trách, tôi thấy đại biểu Quốc hội mất 3/4 thời gian làm công chức, như vậy sẽ không còn nhiều thời gian làm đại diện cho cử tri” - ông Đương nói thêm. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận