02/10/2019 08:21 GMT+7

Văn hóa xe buýt: Nói hoài, nói mãi, nói đến bao giờ?

LÊ THẠCH
LÊ THẠCH

TTO - Xe buýt là phương tiện công cộng, vậy mà cứ lâu lâu lại bị phàn nàn về cách ứng xử của tài xế hay tiếp viên. Hành khách đổ lỗi cho chất lượng, người phục vụ thì đổ lỗi cho áp lực. Vậy câu chuyện này bao giờ mới chấm dứt ?

Văn hóa xe buýt: Nói hoài, nói mãi, nói đến bao giờ? - Ảnh 1.

Hành khách chờ xe buýt ở TP.HCM - Ảnh: TTO

Những tuyến buýt "trứ danh"

Tôi đi xe buýt từ năm 2007, cái thời mà sinh viên chỉ cần mua cái tem 60.000 đồng/ tuyến cố định hoặc 120.000 đồng/cho tất cả các tuyến. Lúc đó TP.HCM đang là một đại công trường đào đường làm cống, xe buýt chen lấn qua các lô cốt khiến giao thông vô cùng hỗn độn.

Còn nhớ, lúc đó dư luận cũng lên tiếng mạnh mẽ về cách hành xử của nhiều xe buýt thiếu văn minh, phóng nhanh vượt ẩu, bỏ trạm, thậm chí còn hành hung cả hành khách.

Lúc đó chuyến xe buýt số 3 (tuyến Sài Gòn - Thạnh Lộc) được mệnh danh là tuyến "Sài Gòn - Âm Phủ", khi giới tài xế tuyến này liên tục phóng nhanh vượt ẩu để giành khách. Còn tuyến xe buýt số 32 (bến xe miền Tây -  Ngã tư Ga) thì nổi tiếng là móc túi. Tuyến xe buýt số 33 (ĐH Quốc gia - An Sương) thì phóng nhanh có lúc tai nạn. Chuyến xe buýt số 94 (Chợ Lớn - Củ Chi) và 13 (Bến Thành - Củ Chi) thì nhét hàng hóa ở chợ Tân Bình với khách...

Văn hóa xe buýt: Nói hoài, nói mãi, nói đến bao giờ? - Ảnh 2.

Mật độ giao thông dày đặc khiến việc di chuyển của các tuyến xe buýt cũng gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh là xe buýt tại TP.HCM - Ảnh: TTO

Sau khi nhận được phản ánh, các HTX cũng có biện pháp chấn chỉnh thậm chí kết thúc hợp đồng với nhân viên bị phản ánh nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Cứ hễ vài năm lại xuất hiện một đợt dư luận lên tiếng về cách hành xử thiếu văn hóa của một vài tài xế, tiếp viên khiến cho hình ảnh xe buýt ngày càng xấu đi, hành khách không còn sử dụng phương tiện này nữa.

Muốn tồn tại, phải chấn chỉnh sớm

Theo tôi vấn đề ở đây cần xác định rõ nguyên nhân do hành khách hay nhà xe, hay do áp lực từ phía HTX khiến các nhân viên phải như vậy? Cụ thể:

Với hành khách: khách hàng tham gia giao thông bằng xe buýt hầu như là sinh viên học sinh, người lao động không có phương tiện hoặc một số ít người thích sử dụng.

Tuy nhiên cũng có vài hành khách thiếu ý thức khi đi xe như nhả kẹo cao su lên ghế, say xỉn, có những hành vi thiếu kiềm chế...Nhưng những hành khách như vậy không quá nhiều. Hầu như khi lên xe, hành khách chọn cho mình chỗ ngồi hoặc đứng để xe chạy.

Dĩ nhiên, không ngoại trừ một vài trường hợp xảy ra xung đột là từ phía hành khách. Từ đó nhân viên có những lời nói thiếu kiềm chế hoặc không có kỹ năng mềm để xử lý các vấn đề nên xảy ra sự cố.

Văn hóa xe buýt: Nói hoài, nói mãi, nói đến bao giờ? - Ảnh 3.

Xe buýt trợ giá tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Với tài xế, nhân viên: Nhiều người rằng công việc tài xế áp lực, chạy xe từ sáng sớm đến tối muộn, mật độ giao thông cao nên thường xuyên xảy ra khó chịu, thiếu kiềm chế. Tôi cho rằng lập luận đó không đúng hoàn toàn. Bởi lẽ nghề nào cũng có áp lực riêng, với các tài xế khi đã chọn nghề này và chọn loại hình xe buýt ở thành phố có mật độ giao thông cao nhất cả nước đương nhiên phải hiểu rõ.

Tài xế không thể biện lý do áp lực, sợ trễ chuyến mà phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn hay có những hành vi thiếu văn hóa với hành khách. Nếu lấy lý do này thì sẽ không còn ai sử dụng xe buýt để di chuyển.

Còn với nhân viên xe buýt công việc có vẻ nhàn hạ hơn, chỉ bán vé và hỗ trợ khách hàng lên xuống xe nhưng vẫn có những thái độ thiếu văn hóa với hành khách là điều không chấp nhận được.

Với HTX: Dẫu biết rằng nhiều tài xế phàn nàn về việc HTX tăng chuyến hoặc áp lực về doanh số khiến các nhà xe áp lực lại thêm áp lực. Tuy nhiên, khi một nhà xe đã quyết định vào HTX thì họ nên có quyền lên tiếng hoặc sẳn sàng rời khỏi HTX nếu cảm thấy không hợp lý trong cách điều hành của HTX đó.

Đứng ở góc độ bạn đọc, tôi rất mong cơ quan chức năng, các HTX và nhà xe nên có biện pháp để xây dựng hình ảnh xe buýt văn minh, thân thiện và là phương tiện của người dân đi lại.

Hãy cùng "Chuyến xe văn minh" xây dựng văn hóa giao thông

Chương trình "Chuyến xe văn minh" do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng các sở ngành TP.HCM phát động và sự đồng hành của Grab Việt Nam với mong muốn chia sẻ, lan truyền rộng rãi những câu chuyện đẹp góp phần xây dựng văn hóa giao thông.

Để lan tỏa các hành động đẹp, ứng xử văn minh trong giao thông, chương trình "Chuyến xe văn minh" mời bạn truy cập website: hoặc gửi bài vở qua email: [email protected] .

Ban tổ chức sẽ có những phần quà ý nghĩa dành cho những tác giả có câu chuyện thú vị, xúc động, góp phần thiết thực xây dựng nếp sống văn minh khi tham gia giao thông.

Xót xa với cô nhân viên văn phòng bị xe buýt Xót xa với cô nhân viên văn phòng bị xe buýt 'tạt nước' dơ vô người, nhưng...

TTO - Tôi xót xa khi gặp cảnh một cô gái mặc đồng phục nhân viên văn phòng bị chiếc xe buýt tuyến số 8 tôi đang ngồi chạy trên đường Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) phóng như bay "tạt nước" vô người cô...

LÊ THẠCH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp