10/01/2008 11:28 GMT+7

Văn hoá Pháp có thực sự chết?

NGỌC XA LA - Tổng hợp
NGỌC XA LA - Tổng hợp

TTO - Tháng 12-2007, tạp chí Times của Mỹ đã đăng bài viết nói về văn hoá Pháp đang chết dần. Dư luận sau đó phản ứng lại gay gắt, nhiều giáo sư, giới trí thức, thành niên đã cùng nhau phản ứng lại, quyết chứng minh rằng “văn hoá Pháp không thực sự chết như thế”.

3tVYUIux.jpgPhóng to
Diễn viên Isabelle Adjani, nổi tiếng trong giới điện ảnh Pháp cũng như thế giới
TTO - Tháng 12-2007, tạp chí Times của Mỹ đã đăng bài viết nói về văn hoá Pháp đang chết dần. Dư luận sau đó phản ứng lại gay gắt, nhiều giáo sư, giới trí thức, thành niên đã cùng nhau phản ứng lại, quyết chứng minh rằng “văn hoá Pháp không thực sự chết như thế”.

Tổ chức công của văn hoá Pháp Culturesfrance đã trả lời tạp chí Time bằng cách lập danh sách 300 tên nghệ sĩ Pháp đang làm việc tại Pháp, nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực văn hoá. Danh sách bắt đầu với cái tên nữ diễn viên Isabelle Adjani, hoạ sĩ Zao Wou-Ki rồi vũ công Bartabas, nhà văn Michel Houellebecq, nhà soạn nhạc Pierre Boulez, đạo diễn Ariane Mnouchkine, nhà nhiếp ảnh Sophie Calle và ca sỹ Daft Punk.

Trên trang nhất ấn phẩm châu Âu của Time ngày 3-12, bài viết của Donald Morrison có đăng hình minh hoạ cái chết của diễn viên hề Marcel Marceau, tờ tạp chí đã thẳng thừng “thách” các độc giả có thể nêu tên một nhà văn hay nghệ sĩ còn sống nào của Pháp nổi tiếng trên tầm quốc tế. Bài báo gây tranh cãi của nhà báo Donald Morrison đã thu hút rất nhiều lời bình luận về văn hoá Pháp hiện nay.

Olivier Poivre d'Arvor, giám đốc Culturesfrance, chịu trách nhiệm truyền bá văn hoá Pháp ra nước ngoài trả lời lại Donald Morrison bằng một “bức thư” có tựa đề Living Proof of a Vibrant Culture (tạm dịch: Bằng chứng sinh động về nền văn hoá Pháp năng động) và xuất bản trên tạp chí Time ở châu Âu ngày 14-1-2008.

Pháp và châu Âu nói chung là mảnh đất thấm đẫm văn hoá, nơi công chúng có sư quan tâm đặc biệt tới văn hoá cũng như thu hút được rất nhiều các nghệ sĩ, nhà sáng tạo” Oliver nhấn mạnh. Ngoài ra, Olivier Poivre d'Arvor nói rằng: “Văn hoá không chỉ là hộ chiếu của các nhà sáng tạo, mà hơn thế còn là khả năng đón nhận của một đất nước đối với các nền văn hoá khác: Nước Pháp đã dành sự ưu ái dặc biệt đối với các nghệ sĩ trên khắp mọi miền thế giới”.

Cũng với tinh thần “quyết bảo vệ danh tiếng văn hoá Pháp”, Culturesfrance đã phỏng vấn các độc giả trên hơn 80 quốc gia để thiết lập danh sách về các nghệ sĩ, nhà sáng tạo hoạt động trong lĩnh vực văn hoá mang quốc tịch Pháp hoặc ở Pháp “nổi tiếng trong ít nhất 20 nước”. Ngoài ra Culturesfrance đã xuất bản trên tạp chí Time bài viết với tựa đề Great Time For French Culture (Thời tươi đẹp cho văn hoá Pháp).

NGỌC XA LA - Tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp