11/02/2019 10:15 GMT+7

Văn hóa giao thông không thể như... 20 năm trước

TUẤN PHÙNG thực hiện
TUẤN PHÙNG thực hiện

TTO - Đại tá Trần Sơn - nguyên phó trưởng Phòng hướng dẫn luật và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông - Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an, nhận định các vụ ôtô chạy lùi, ăn uống trên đường cao tốc thể hiện sự coi thường pháp luật, ý thức kém.

Văn hóa giao thông không thể như... 20 năm trước - Ảnh 1.

Xe container đi ngược chiều và quay đầu trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Ảnh: Thông tin đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Sơn nói:

- Thời gian qua, truyền thông đã đưa nhiều những hành vi trên. Vụ xe đi lùi trên đường Hà Nội - Thái Nguyên đã xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng tiếc rằng vẫn xảy ra những hành vi như vậy. Vụ cả gia đình thản nhiên ngồi ăn trên làn dừng xe khẩn cấp của cao tốc Nội Bài - Lào Cai rồi phát trực tiếp trên mạng xã hội vào trưa mùng 2 Tết Kỷ Hợi là hành vi cố ý, thể hiện sự coi thường Luật giao thông đường bộ, thể hiện sự tùy tiện, tiểu nông, coi đường cao tốc cũng như sân nhà mình.

Văn hóa giao thông không thể như... 20 năm trước - Ảnh 2.

Ông Trần Sơn

* Vậy theo ông, trong giao thông cần những điều gì để thể hiện là một người văn minh và an toàn?

- Theo tôi, trong văn hóa giao thông có 3 đặc trưng là tính pháp lý, tính cộng đồng và tính thẩm mỹ cần thực hiện và duy trì để giao thông tốt đẹp, an toàn hơn.

Tính pháp lý là đòi hỏi mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thông. Đặc biệt, với giao thông tính cộng đồng rất quan trọng, ra đường không chỉ mình anh đi mà còn nhiều người và phương tiện khác nên phải thân thiện với người, phương tiện khác, với đường sá, môi trường để đảm bảo an toàn.

Tính thẩm mỹ chính là cái đẹp, hành động đẹp, không cần cao sang mà chỉ cần nhường đường cho người đi bộ đúng vạch, nhắc người khác khi thấy họ chưa gạt chân chống xe, không lấn làn, cướp đường của xe khác...

* Ông thấy các đặc trưng trên đang thể hiện trong giao thông của Việt Nam như thế nào?

- Chưa có một bộ luật nào của nước ta được tuyên truyền sâu rộng, đều khắp và liên tục như Luật giao thông đường bộ nhưng ý thức tham gia giao thông của nhiều người vẫn kém như cách đây 20 năm. Nhiều người hiểu luật nhưng vẫn cố tình vi phạm dù biết hành vi đó là nguy hiểm.

Còn về tính cộng đồng vẫn tệ. Nhiều người thấy đường tắc vẫn bấm còi, nháy đèn, vượt đèn đỏ cướp đường người khác... Hành xử xấu như vậy nhưng khi va chạm lại đánh nhau. Văn hóa giao thông ở nước ta phải nói là đang ở trình độ rất thấp, không phải vì họ không biết mà do họ sống tùy tiện, vô kỷ luật. Người Việt đi du lịch nước ngoài rất tuân thủ luật giao thông, không hút thuốc ở nơi cấm nhưng về nước lại hiện nguyên cái tính tùy tiện đó.

* Phải chăng việc thực thi pháp luật của chúng ta chưa nghiêm?

- Đúng vậy. Tức là các hành vi vi phạm không được phát hiện và xử lý kịp thời và vi phạm nhiều quá không xử lý hết được dẫn đến nhờn luật.

Tiếp nữa là tâm lý đám đông, đang tắc đường tất cả chờ nhưng có người lách lên vỉa hè hay đi ngược chiều là rất nhiều người làm theo vì nghĩ đông như vậy ai phạt hết được, đi đông vậy thì dòng xe hướng khác phải tránh. Chưa nói quản lý giao thông hiện nay vẫn còn nhiều sơ hở, bất cập.

* Vậy cần giải pháp nào để giao thông an toàn, văn minh, chúng ta có thể học cách những nước có văn hóa giao thông cao đã làm?

- Giải pháp đã được nói đến nhiều rồi, vấn đề là thực thi một cách nghiêm túc, vừa tuyên truyền vừa xử lý nghiêm minh. Chẳng hạn, chỉ cần quy định chủ xe phải có tài khoản, giám sát vi phạm qua hình ảnh, nếu phạm lỗi phạt trừ thẳng tiền từ tài khoản vào ngân hàng, vừa giảm lực lượng tuần tra, vừa giảm xin xỏ tiêu cực mà người vi phạm sẽ không dám vi phạm nữa vì hễ phạm lỗi là bị phạt, bất kể là nửa đêm hay ban ngày.

Điều này giống như muốn gọi điện thoại thì trong máy phải có tiền, và tài xế phải có tài khoản giao thông để nộp phạt thì mới được lái xe vậy. Xử phạt nghiêm, đánh vào túi tiền người vi phạm mà không bỏ lọt vi phạm, không xin xỏ được thì giao thông sẽ tốt hơn bây giờ rất nhiều. Với việc xử phạt qua hình ảnh, cần sửa quy định cho phép sử dụng những hình ảnh do người dân ghi lại bằng máy ảnh, điện thoại, camera giám sát của họ làm chứng cứ trong xử phạt vi phạm giao thông.

* Sắp tới có những phương tiện như metro, nếu như hiện nay, e rằng khó tránh khỏi hành vi như xả rác, vẽ bẩn trên tàu... Theo ông, cần làm gì để ngăn chặn?

- Ngoài tuân thủ theo quy định của Luật giao thông, các tuyến tàu điện cần phải có nội quy đối với khách đi tàu kèm chế tài. Đây là loại hình giao thông mới cần tuyên truyền sâu rộng và thực thi nghiêm túc để mọi người học thói quen cư xử văn minh.

Sắp tới sửa Luật phải đưa các quy định về giao thông trên đường sắt đô thị, trên đường cao tốc càng sớm càng tốt. Cần có 1 chương về đường cao tốc thay vì 1 điều như hiện nay.

Tài xế

TTO - Do dừng xe ở làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và trải thảm bày đồ ăn uống, tài xế Hồ Chí Việt bị lập biên bản xử phạt 5,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 tháng.

TUẤN PHÙNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp