Phóng to |
- BS Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa BS gia đình, TT y tế quận I): Tĩnh mạch là mạch máu dùng để đưa máu đen (là máu mà các cơ quan đã sử dụng chứa nhiều khí CO2) từ ngoại biên trở về tim. Khác với động mạch, tĩnh mạch có thành mỏng không có cơ bao quanh, máu được đưa về tim nhờ các cơ của bắp thịt co bóp. Trong lòng của tĩnh mạch có các van khiến máu chỉ đi được một chiều từ ngoại biên (chân, tay… ) về tim mà không chảy ngược lại.
Khi các van tĩnh mạch ở chân hoạt động không tốt, thành tĩnh mạch bị suy yếu làm cho máu bị ứ lại khiến tĩnh mạch bị dãn, huyết tương trong máu thoát ra ngoài thành tĩnh mạch làm cho chân bị phù lên, da bị viêm, hoại tử. Nặng hơn máu bị đông lại thành cục máu đông gây tắc mạch. Cục máu đông có thể di chuyển vào tĩnh mạch sâu đến phổi làm tắc mạch máu phổi gây nhồi máu phổi.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân:
- Đau phần dưới chỗ chỗ bị giãn - tắc
- Chân sưng phù
- Da ngứa ngáy
- Có khi bị viêm da, lở loét
- Nổi gân xanh ngoằn ngoèo ở chân hoặc nổi gân tím như vết rạn nếu tĩnh mạch ở sát mặt da.
Điều trị:
A. Sinh hoạt:
- Không nên ngồi lâu một chỗ, thỉnh thoảng phải đứng lên đi lại vận động trong vài phút.
- Khi nằm ngủ nên gác chân lên cao cho máu về tim dễ.
- Năng tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội…
- Không nên để bị béo phì.
B. Các phương pháp điều trị hiện nay:
1. Làm cho xơ chai tĩnh mạch bằng thuốc: chích vào tĩnh mạch thuốc làm cho tĩnh mạch bị xơ chai và teo lại.
2.Giải phẫu lấy đi đoạn tĩnh mạch bị giãn.
3. Dùng tia laser để đốt tĩnh mạch bị giãn, thường áp dụng cho những tĩnh mạch ở sát dưới da.
4. Dùng sóng điện từ có năng lượng cao bằng cách dùng một ống luồn vào lòng tĩnh mạch phát ra sóng điện từ năng lượng cao làm xơ teo tĩnh mạch.
Em nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa mạch máu ỏ BV Nhân dân Gia định, Trung tâm chẩn đoán y khoa, BV Đại học y dược TP.HCM...
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận