23/10/2006 12:51 GMT+7

Vấn đề văn học Trung Quốc đương đại đang đối đầu là gì?

LAN NHÃ (Theo huaxia.com)
LAN NHÃ (Theo huaxia.com)

TTO - Trước thực trạng tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại vẫn còn thiếu sự nắm bắt chỉnh thể của cuộc sống thời đại, một bài báo của Trung Quốc đã truy cứu đến sự đãi ngộ và sinh tồn của nhà văn Trung Quốc. TTO xin giới thiệu lại với độc giả:

avqmNuSr.jpgPhóng to
Lễ trao giải thưởng văn học Lỗ Tấn - một trong những giải thưởng vinh dự nhất của văn học Trung Quốc

Sự thương nghiệp hóa và “cơm hộp” hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến những người sáng tác, nhưng sự ảnh hưởng này không phải chỉ riêng mỗi Trung Quốc gánh chịu, Nhật Bản và phần lớn xã hội phương Tây cũng thế. Thế tại sao ở các nước khác vẫn xuất hiện nhiều nhà văn sáng tác chân chính? Lẽ nào họ không cần đón ý độc giả và thị trường?

Trung Quốc không phải là không có nhà văn hay, cũng không phải không có những tác phẩm hay xuất bản ra hải ngoại, mà chỉ vì các nhà văn đó không nhận được sự ủng hộ thực chất của xã hội và quốc gia. Tự sinh tự diệt là cách sống của loài cỏ dại, nếu cơ chế của sự công bằng, chân chính, khách quan, tôn trọng việc sáng tác vẫn chưa được đánh thức và hoàn thiện, thì cuộc sống của những nhà văn khó mà ổn định và không có chút bảo đảm, như thế thì làm sao họ có thể chuyên tâm sáng tác?

Tại Trung Quốc một nhà văn biết đón ý thị trường và thể chế có thể trở thành một nhà văn “được hoan nghênh”. Ngược lại, nhà văn viết ra tác phẩm đầy cảm ngữ và sự nghiền ngẫm cuộc sống cá nhân với tâm hồn có tính độc lập sáng tạo khá mạnh, lại không có nhiều nhà xuất bản dám đầu tư. Tác phẩm có xuất bản rồi, cũng không có được bao nhiêu học giả chịu bỏ thời gian và tâm sức bình luận một cách tích cực, nói gì đến việc tiến hành đẩy mạnh thị trường có tính quy mô và hệ thống.

Ở Nhật Bản và các nước phương Tây, bất luận là giải thưởng văn học hằng năm thuộc cấp trường học, cấp tỉnh hay cấp quốc gia, thì không chỉ số lượng giải thưởng nhiều mà còn có lịch sử khá lâu dài với sự công nhận nhất định. Giải thưởng văn học có lẽ cũng không thể một sớm một chiều biến nhà văn thành “siêu nhân”, những giải thưởng đấy vẫn cùng tồn tại trong xã hội thương nghiệp hóa, thậm chí phải va chạm lẫn nhau, nhưng đồng thời chúng cũng mở ra nhiều không gian trong sạch hơn cho việc sáng tác văn học.

Được sự cổ vũ và ủng hộ mang tính thực chất này, thì thành quả tích lũy được là không thể giới hạn. Độc giả và thị trường của loại sáng tác này cũng có thể nhờ đó mà mở rộng, thậm chí mang lại sự công nhận chính xác về mặt ý nghĩa sáng tác trong xã hội. Chỉ có nhận được sự tôn trọng như thế, cuộc sống có bảo đảm, thậm chí có điều kiện lý tưởng cho văn học, nhà văn mới cảm thấy, dù công việc sáng tác là cô độc, họ vẫn có thể tiếp bước.

Văn học Trung Quốc hiện nay quả thực thiếu sự khẳng định giá trị tinh thần tích cực. Đáng tiếc, đó lại là trọng tâm tinh thần văn học của dân tộc. Văn học Trung Quốc ngày nay tuy không thiếu tác phẩm có dũng khí sinh tồn, can đảm đối đầu với những ô uế xã hội, có khả năng nói ra hiện thực tiêu cực, nhưng, rõ ràng vẫn còn thiếu sức mạnh kêu gọi tình yêu, sự hướng thiện, đạo đức làm người.

Một tác phẩm của nhà văn ưu tú, yêu cầu không chỉ thể nghiệm sâu sắc sự không hoàn mỹ của hiện thực cuộc sống, sự khốn khó tinh thần mà con người phải đối diện, mà còn phải dùng lý tưởng thẫm mỹ quan sát, quán chiếu và vượt qua muôn vàn khốn khó và điều không hoàn mỹ đấy, đồng thời phải đưa độc giả vào thế giới tinh thần của nghệ thuật thăng hoa. Nếu xã hội vì thiếu điều kiện hiện thực mà không có cách nào cho nhà văn nghiền ngẫm, tìm ra đáp án, thế thì tác phẩm của họ cũng chỉ có thể quanh quẩn, buồn nhạt trong chiếc lọ mà thôi.

LAN NHÃ (Theo huaxia.com)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp