19/01/2022 23:17 GMT+7

Vấn đề Ukraine: Các bên cứng rắn nhưng đều muốn theo đuổi giải pháp ngoại giao

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 19-1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao lâu nhất có thể để ngăn chặn nguy cơ Nga tấn công Ukraine.

Vấn đề Ukraine: Các bên cứng rắn nhưng đều muốn theo đuổi giải pháp ngoại giao - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy (tráii) chào đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (phải) trước cuộc họp của họ tại Kyiv, Ukraine. ngày 19-1 - Ảnh: REUTERS

Trường hợp Nga vẫn có ý định gây hấn với Ukraine, Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp mới mạnh mẽ hơn những gì đang thực hiện hiện nay.

Ngoại trưởng Mỹ nói ông hy vọng sẽ không phải sử dụng đến biện pháp trừng phạt nhưng nếu phải làm điều này, các biện pháp sẽ gồm kiểm soát tài chính, kinh tế và xuất khẩu của Nga.

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, ông Blinken sẽ đến Berlin để thảo luận với các đồng minh trước khi đến Geneva để hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào ngày 21-1.

Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Blinken rằng Mỹ sẽ làm việc với các đồng minh châu Âu để đưa ra các "gói trừng phạt" khả thi. Đồng thời, Mỹ sẽ làm việc với Ukraine để giải quyết các thách thức về kinh tế đến từ phía Nga.

Về các yêu cầu của Nga, ông Blinken cho rằng Mỹ có thể đàm phán về các bước với Nga để củng cố an ninh của tất cả các bên trên cơ sở có qua có lại một cách bình đẳng.

Tổng thống Ukraine Zelenskiy cho biết ông tin tưởng vào việc tăng cường hợp tác về chính trị và an ninh với Mỹ và sẽ không có quyết định nào về tương lai của Ukraine được đưa ra mà không có sự tham gia của nước này.

Quan hệ Nga-Ukraine hiện là nội dung trọng tâm trong chương trình nghị sự của nhiều cuộc đối thoại giữa Nga và phương Tây trong bối cảnh Nga đã cho triển khai hàng chục ngàn quân nhân đến gần biên giới với Ukraine. Chính quyền Ukraine và phương Tây cho rằng việc này đồng nghĩa với ý định Nga muốn tiến hành một cuộc tấn công quân sự.

Phía Moskva phủ nhận những lập luận này, đồng thời nêu rõ Nga có thể triển khai lực lượng trên lãnh thổ của mình theo cách mà nước này lựa chọn mà không gây ra mối đe dọa nào.

Moskva khẳng định không có kế hoạch tấn công hay xâm lược Ukraine.

Moskva cũng hối thúc Mỹ đưa ra đảm bảo an ninh với Nga, bao gồm việc không cho phép Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Nga mong muốn sẽ sớm nhận được phản hồi bằng văn bản đối với các đề xuất của nước này về vấn đề đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ khẳng định sẽ không đưa ra bất cứ phản hồi nào bằng văn bản trong cuộc gặp người đồng cấp sắp tới.

Cùng ngày, phát biểu khai mạc phiên họp toàn thể tại Nghị viện châu Âu (EP) ở thành phố Strasbourg (Pháp), trên cương vị đại diện nước chủ tịch luân phiên EU, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định Pháp và Đức muốn tiếp tục tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Ukraine, thông qua khuôn khổ Normandy mà hai nước này cùng tham gia với Ukraine và Nga.

Ông Macron nhấn mạnh an ninh của toàn khối là vấn đề không thể chia rẽ. Châu Âu phải xác định tiêu chuẩn an ninh riêng và đảm bảo có được vị thế giúp những tiêu chuẩn an ninh này được coi trọng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tái khẳng định lập trường chung của các nước Liên minh châu Âu (EU) rằng sẽ không để xảy ra tình trạng dùng vũ lực nhằm thay đổi các đường biên giới ở châu Âu.

Mỹ tố Nga đưa quân vào Belarus để dọn đường Mỹ tố Nga đưa quân vào Belarus để dọn đường 'xâm lược' Ukraine

TTO - Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ, các binh sĩ Nga đang tiến vào Belarus dưới danh nghĩa tập trận song phương vượt quá số lượng cần thiết cho một cuộc tập trận thông thường, nên có thể được dùng làm lực lượng tấn công Ukraine.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp