Cụ thể, trong trường hợp giá cơ sở có biến động tạo chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành cần phải xem xét tăng/giảm giá bán lẻ thì trước khi điều chỉnh giá, các DN phải đăng ký giá với lên bộ Tài chính - Công thương. Từ đó, liên bộ xem xét lựa chọn phương án xử lý hài hòa việc điều hành thuế, phí, quỹ bình ổn giá và giá xăng dầu cho phù hợp.
Theo quy định tại nghị định 84, trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng, giữa hai lần tăng giá xăng dầu trong nước phải có khoảng cách thời gian tối đa là mười ngày. Trường hợp giá thế giới giảm, thời gian phải thực hiện giảm giá tối đa là mười ngày. Tuy nhiên, theo các DN đầu mối xăng dầu, thời gian qua quy định này không được thực hiện đầy đủ. Nhiều lần giá xăng dầu thế giới tăng nhưng giá trong nước bị giữ khá lâu. Ngược lại, khi giá thế giới giảm, giá trong nước cũng không lập tức được giảm theo khiến nhiều thời điểm giá xăng dầu trong nước diễn biến trái chiều giá thế giới.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu, việc cho DN được quyền quyết định giá với biên độ và tần suất quy định trong nghị định 84 sẽ giúp giá bán lẻ trong nước sát với diễn biến giá thế giới hơn. Tuy nhiên, cần có cơ chế kiểm soát thật chặt chẽ. Khi DN đề xuất phương án điều chỉnh giá, cần có những giải trình chi tiết với cơ quan điều hành giá, hợp lý mới cho thực hiện. Cơ chế kiểm soát chặt sẽ tránh trường hợp giá xăng dầu tăng thì nhanh trong khi giảm lại không tương xứng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận