21/01/2008 21:14 GMT+7

Vài ý về quy chế đào tạo tiến sĩ

Th.s PHAN HẢI HỒ
Th.s PHAN HẢI HỒ

TTO - Khi nghe thông tin Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến để ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ (TS) theo tiêu chí mới, với suy nghĩ của người trong cuộc (tôi là người đã có hai bằng thạc sĩ, đang có tâm huyết làm TS), tôi tán thành quan điểm của Bộ về định hướng từ năm 2009, nghiên cứu sinh (NCS) không phải thi đầu vào (vì lâu nay có thấy ai thi mà trượt đâu, chủ yếu là những người quen biết).

gmeWVNNw.jpgPhóng to
Ảnh minh họa
TTO - Khi nghe thông tin Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến để ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ (TS) theo tiêu chí mới, với suy nghĩ của người trong cuộc (tôi là người đã có hai bằng thạc sĩ, đang có tâm huyết làm TS), tôi tán thành quan điểm của Bộ về định hướng từ năm 2009, nghiên cứu sinh (NCS) không phải thi đầu vào (vì lâu nay có thấy ai thi mà trượt đâu, chủ yếu là những người quen biết).

Do vậy, tôi đồng ý với tiêu chuẩn thứ nhất: Có TOEFL 450 hoặc tương đương. Đây là ngưỡng đơn giản cho những người làm NCS trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đã qua rồi thời TS của Việt Nam trong tư duy “ao tù, nước đọng”, chỉ cần viết luận án, thông qua hội đồng là lên “ông TS”, có bằng cấp được lên lương, lên chức. Trong thời đại ngày nay, chúng ta phải hòa nhập với quốc tế khi nghiên cứu, không thể viện lý do “này nọ” để vẫn giữ cái tư duy “chỉ mình ta một phương trời” trong khoa học.

Rõ ràng, cấp độ TS phải ở mức toàn cầu khi nghiên cứu, đóng góp những cái mới, không thể “sao chép” hoặc viết “chung chung, đại khái” để có thể trở thành “TS” mà không mang tính mới, tính ứng dụng thực tiễn. Theo tôi, tính công bằng chưa đảm bảo khi người làm TS nước ngoài về cũng bằng người làm TS trong nước theo cách làm hiện nay (NCS nước ngoài học chính quy, tập trung, nghiên cứu suốt ngày thư viện, phòng thí nghiệm, hàng tháng phải bảo vệ trước tiểu ban khoa học, 1 năm phải có 1 chuyên đề khoa học trên tạp chí có uy tín, muốn đăng bài trên tạp chí phải bỏ tiền ra, phải bảo vệ luận văn hoàn thành trước 2 hội đồng: hội đồng khoa học trường, hội đồng khoa học quốc tế gồm 2 Giáo sư người nước ngoài có uy tín thì mới được công nhận TS).

Tuy nhiên, tôi không tán đồng với tiêu chuẩn thứ hai: Có bài báo đăng trên tạp chí quốc tế. Để đánh giá người làm NCS theo tiêu chuẩn này thì cũng chưa đảm bảo tính chắc chắn của công trình nghiên cứu vì hiện tại, đã có nhiều trường hợp viết thuê cả luận án lẫn bài chuyên đề cho tạp chí. Như vậy, đối với những người viết thuê có trình độ, họ vừa viết thuê luận án cho NCS, vừa viết bài cho tạp chí nước ngoài đăng tên NCS đó là chuyện bình thường.

Do vậy, tôi đề xuất phương án là nên chọn hội đồng khoa học mang tính phản biện cao, phải đúng là hội đồng bảo vệ, không phải là “Hội đồng thông qua” như bấy lâu nay mình vẫn làm (Hội đồng này nên có Giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) là người nước ngoài). Theo cách thức này, Luận án đó phải được dịch ra tiếng Anh và khi bảo vệ, hội đồng khoa học phải mời thêm 1 hoặc 2 vị giám khảo là GS, PGS người nước ngoài (hoặc GS, PGS Việt kiều có uy tín). Cách thức này chắc chắn sẽ khách quan hơn, tuy nhiên chi phí cũng tăng cao hơn thường lệ.

Vấn đề này cũng thỏa đáng vì khoa học (nhất là công trình nghiên cứu cấp độ TS) phải là công trình có tính mới, đóng góp cho thực tiễn cuộc sống. Do đó, chi phí bỏ ra phải thỏa đáng, đúng “đồng tiền bát gạo”.

Mặt khác, nếu tính theo phương diện tính thực dụng của Luận án, theo tôi, có thể thực hiện theo “đơn đặt hàng” của thực tiễn thì hiệu quả ứng dụng sẽ rõ ràng hơn, loại bỏ hoàn toàn “luận án giấy” đang tồn tại bấy lâu nay.

Mấy lời bàn luận, mong nhận được sự chấp thuận để công tác nghiên cứu khoa học (cấp độ TS) ở nước ta đảm bảo “đúng người, đúng chất lượng”, đưa nguồn nhân lực chất xám ở nước ta “ngang bằng bốn biển, năm châu”.

Th.s PHAN HẢI HỒ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp