Vẩy màu trắng bạc xếp nhiều lớp, dễ tróc. Những mảng này dày, thường ở khuỷu, đầu gối và da đầu, nhưng cũng có thể gặp ở những nơi khác. Khi cạo vào mảng này vẩy tróc ra từng phiến mỏng và có cảm giác như cạo vào thân cây đèn cầy nên có tên là bệnh vẩy nến.
Hiện nay bệnh vẩy nến vẫn chưa được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị đúng thì có thể kiểm soát được bệnh, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp nào là tốt nhất cho bệnh nhân. Bước đầu tiên, bệnh nhân nên giữ ẩm da bằng các sản phẩm không cần kê toa. Sau đó bác sĩ thường cho thuốc dạng kem, mỡ, dung dịch hay gel (gọi chung là thuốc bôi) để bôi lên vùng da bệnh. Có thể bôi trước khi đi ngủ, bọc vùng da này lại bằng một tấm chất dẻo.
Nếu không đáp ứng với các thuốc bôi này, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc mới dùng đường chích, thuốc này dùng trong vẩy nến trung bình và nặng; và trong trường hợp nặng hơn thì sử dụng thuốc đường uống.
Một phương pháp điều trị khác là dùng tia cực tím. Ánh sáng mặt trời có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh vẩy nến, nhưng không nên phơi nắng quá lâu bởi vì nếu để da bị bỏng nắng, bệnh sẽ trở nặng. Vì vậy nên dùng kem chống nắng trên những vùng da bình thường, đặc biệt là mặt.
Vẩy sẽ tróc ngay sau khi bắt đầu điều trị. Sẽ mất khoảng 2 - 6 tuần để những chỗ da dày trở lại bình thường trong khi màu đỏ có thể kéo dài vài tháng. Bệnh vẩy nến chỉ giảm chứ không khỏi hẳn.
Sau một thời gian sử dụng một loại thuốc nào đó, bệnh sẽ "lờn" với điều trị, nghĩa là thuốc này không còn hiệu quả nữa. Lúc này bác sĩ của bạn sẽ chuyển sang loại thuốc hay phương pháp điều trị khác.
Bệnh nhân nên có lối sống lành mạnh: không hút thuốc, hạn chế rượu, ngủ đủ giấc 6 - 8 giờ/ngày và ngủ sớm, tập thể dục đều đặn 3 lần/tuần, chế độ ăn giàu rau quả, giữ cân nặng và giảm cân nếu bị béo phì.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận