Hình minh họa
Có nhiều vụ tai nạn xảy ra do người lái không nhường đường, vượt ẩu hay không chú ý đến người đi bộ ở các vạch kẻ đường.
Điều này sẽ càng tiếp diễn vào ban đêm, khi tầm nhìn bị hạn chế và hệ thống chiếu sáng có lúc sẽ không đủ mạnh để cảnh báo người điều khiển phương tiện khi có người qua đường.
Triển khai hệ thống vạch kẻ đường cảm biến bước chân tích hợp đèn LED giúp giảm thiểu đáng kể các tình huống nguy hiểm.
Khi có người đi qua, vạch sẽ phát sáng, cảnh báo phương tiện cần giảm tốc độ, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu vào ban đêm hay thời tiết xấu, đồng thời làm đẹp mỹ quan khu vực qua công nghệ chiếu sáng xanh.
Xây dựng hệ thống chiếu sáng
Nguyên lý hoạt động: Hệ thống sẽ phân tích các đặc điểm của bước chân (tốc độ, áp lực, cách chuyển động). Xử lý thông qua thuật toán học máy, phân biệt giữa các kiểu di chuyển khác nhau.
Hệ thống sẽ học và cải thiện độ chính xác theo thời gian nhờ vào dữ liệu thực tế. Sau đó, nó sẽ gửi tín hiệu kích hoạt đèn LED - tự động phát sáng để báo hiệu có người đang qua. Đèn sẽ tắt sau một thời gian hoặc người đi bộ đã đi qua khỏi khu vực đó.
Cấu trúc hạ tầng
1. Hệ thống đèn LED thông minh: Các đèn LED cảm biến sẽ sáng khi phát hiện người đi bộ và tắt khi không có ai.
Sử dụng loại đèn LED hiệu suất cao, tiêu thụ ít năng lượng và có thể tự động điều chỉnh cường độ sáng theo mật độ giao thông.
2. Hệ thống điều khiển trung tâm và mạng truyền thông:
• Bộ điều khiển trung tâm: Kết nối và điều phối hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Nhận dữ liệu từ các cảm biến, phân tích qua thuật toán học máy, sau đó kích hoạt hoặc tắt đèn LED khi cần thiết.
• Hệ thống kết nối không dây: Truyền dữ liệu theo thời gian thực đến trung tâm điều khiển dựa trên các công nghệ như LoRaWAN, WiFi, hoặc 5G.
3. Thuật toán học máy: Hệ thống thu thập dữ liệu ban đầu từ các tình huống thực tế trên đường phố (bao gồm cả người đi bộ và phương tiện) để huấn luyện thuật toán.
4. Hệ thống lưu trữ và phân tích dữ liệu:
• Máy chủ lưu trữ dữ liệu có thể lưu trữ cục bộ (local) hoặc trên nền tảng đám mây (cloud).
• Công cụ phân tích dữ liệu sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả của hệ thống.
Các bước triển khai
1. Lập kế hoạch và khảo sát: Khảo sát địa điểm, mật độ giao thông để xác định số lượng cảm biến và đèn LED cần lắp đặt.
2. Cài đặt phần cứng:
• Lắp đèn LED ở các khu vực vạch kẻ đường và các điểm tiếp cận quan trọng.
• Kết nối các cảm biến và đèn LED với bộ điều khiển trung tâm thông qua hệ thống mạng không dây.
3. Phát triển và huấn luyện thuật toán học máy: Thu thập dữ liệu từ cảm biến để xây dựng bộ dữ liệu huấn luyện cho thuật toán học máy.
4. Kiểm tra, điều chỉnh và vận hành
• Chạy thử nghiệm hệ thống để kiểm tra độ nhạy của cảm biến và độ chính xác của thuật toán.
• Điều chỉnh dựa trên phản hồi thực tế từ môi trường.
• Thực hiện giám sát liên tục để bảo đảm hiệu suất hoạt động và tối ưu hóa quá trình chiếu sáng.
Tính khả thi
• Tính toán dựa trên chi phí lắp đặt, chi phí triển khai ban đầu, bảo dưỡng định kỳ.
• Tùy chỉnh hệ thống cho các tuyến đường khác nhau, hoặc hướng tới lĩnh vực an ninh đô thị.
• Hoạt động tốt khi mật độ xe cộ qua lại cao nhờ phân tích chi tiết bước chân.
Kết luận và hướng phát triển
• Hệ thống không chỉ nâng cao an toàn cho người đi bộ mà còn góp phần xây dựng đô thị xanh, thông minh, an toàn và hiện đại.
• Chiếu sáng nghệ thuật bằng đèn LED lập trình thay đổi màu sắc tùy theo thời gian và sự kiện đặc biệt, tạo điểm nhấn cho đô thị vào ban đêm.
• Tăng cường an toàn giao thông cho người đi bộ vào ban đêm và các khu vực thiếu sáng, giúp người đi bộ nhận biết rõ vạch kẻ đường, đồng thời xe cộ sẽ dễ quan sát người đi bộ trong đêm tối hoặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, bão…
• Hướng tới Net Zero khi ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED vào hệ thống quản lý giao thông đường bộ.
• Tăng thẩm mỹ đô thị, tạo cảnh quan hiện đại qua việc thắp sáng đô thị khi có con người xuất hiện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận