04/05/2024 11:32 GMT+7

Vắc xin AstraZeneca gây đông máu, hiểu ra sao?

Mới đây, hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp gồm tình trạng huyết khối đi kèm hội chứng giảm tiểu cầu.

Vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca - Ảnh: Business Standard

Vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca - Ảnh: Business Standard

Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), kết luận hiện tượng huyết khối kèm hiện tượng giảm tiểu cầu (TTS) nên được liệt kê vào danh sách những tác dụng phụ "rất hiếm gặp" của vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca.

Biến chứng rất hiếm gặp

Để có thể đưa ra được kết luận trên, EMA đã xem xét rất nhiều bằng chứng hiện có, bao gồm cả dẫn chứng của một số chuyên gia y tế đặc biệt.

Tháng 3-2021, các nhà khoa học lần đầu tiên nhận thấy mối liên hệ giữa vắc xin COVID-19 và biến chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin COVID-19.

Hãng thông tấn UPI dẫn giải thích của ông Theodore Warkentin - giáo sư, tiến sĩ bệnh lý và y học phân tử tại Đại học McMaster ở Ontario - khi đó cho rằng dường như vắc xin COVID-19 của AstraZeneca khiến cơ thể một số người phát triển các kháng thể bất thường kháng yếu tố bốn tiểu cầu (platelet factor-PF4). PF4 là cơ chế giúp thúc đẩy tiểu cầu hoạt động bình thường và kích hoạt cơ chế đông máu của cơ thể.

"Vắc xin đã kích hoạt kháng thể PF4 bằng một cách nào đó và một số trường hợp nó đã dẫn đến tình trạng đông máu bất thường", ông Warkentin cho biết.

Đến ngày 7-4-2021, EMA công bố một lời giải thích mà họ tuyên bố là hợp lý nhất cho hiện tượng xuất hiện huyết khối kèm giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin COVID-19. Theo họ, đây là một "đáp ứng miễn dịch" tương tự như tình trạng các bệnh nhân gặp tác dụng phụ hiếm gặp của heparin - một loại thuốc chống đông máu gây ra. Hiện tượng này thường được giới y khoa gọi là hiện tượng giảm tiểu cầu do heparin.

Tạp chí khoa học Scientific American dẫn nhận xét của giám đốc điều hành EMA Emer Cooke cho rằng biến chứng huyết khối và giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin COVID-19 hiếm gặp đến mức những lợi ích mà vắc xin của hãng này mang lại hoàn toàn có thể che mờ. 

"Đây là tác dụng phụ rất hiếm gặp. Trong khi nguy cơ tử vong do vi rút COVID-19 còn lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ tử vong do những biến chứng hiếm gặp như thế này", bà Cooke phân tích.

Tương tự, phía AstraZeneca cho biết tác dụng phụ trên hiếm gặp đến mức EMA và Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm y tế của Vương quốc Anh (MHRA) quyết định tiếp tục lưu hành loại vắc xin này trên thị trường. Bởi theo các cơ quan y tế trên nhận định, những lợi ích mà vắc xin của Hãng AstraZeneca mang lại cho con người là lớn hơn rủi ro do biến chứng.

Nguy hiểm và vẫn chưa rõ nguyên nhân

Thế nhưng việc phát hiện ra biến chứng hiếm gặp như thế này cũng khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu vật lộn với một bí ẩn mới của ngành y học. 

Câu hỏi vì sao vắc xin của AstraZeneca lại gây ra tình trạng bất thường như vậy vẫn tiếp tục bị bỏ ngỏ từ năm 2021 đến nay.

"Có một giả thuyết cho rằng đã có xảy ra vấn đề trong quá trình sản xuất vắc xin, có thể là vấn đề phát sinh từ một chất phụ gia dùng để chế tạo ra vắc xin. Thế nhưng tôi cũng không biết cụ thể nó là gì" - bà Sabine Eichinger, nhà huyết học tại Đại học Y khoa Vienna (Áo), bày tỏ sự nghi hoặc trước các giả thuyết về nguyên nhân gây ra biến chứng hiếm gặp sau tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca.

Để có thể tạm thời điều trị và hỗ trợ các bệnh nhân gặp biến chứng rất hiếm gặp sau tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, giáo sư Warkentin khuyến nghị các bác sĩ nên chủ động điều trị cho bệnh nhân bằng cả thuốc chống đông máu và globulin tiêm tĩnh mạch liều cao (IGIV) để tạo miễn dịch thụ động nhờ tăng hiệu giá kháng thể của cá thể và tăng khả năng phản ứng kháng thể - kháng nguyên.

Ông Warkentin cũng cho rằng AstraZeneca đã biết được điều gì đang xảy ra và câu chuyện xung quanh biến chứng gây cục máu đông thì họ nên xem xét lại các thành phần của vắc xin và quá trình sản xuất để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. "Có lẽ là sẽ có cách để điều chỉnh giúp vắc xin trở nên an toàn hơn", ông Warkentin nói.

Theo tạp chí Scientific American, bà Eichinger là một trong những người đầu tiên trên thế giới phát hiện ra biến chứng rối loạn đông máu sau tiêm vắc xin COVID-19 hồi năm 2021. Đáng chú ý, phát hiện của nhà huyết học người Áo cho thấy tác dụng phụ hiếm gặp này có thể gây nguy hiểm và tử vong nếu dòng lưu thông máu lên não hoặc phổi bị tắc nghẽn bởi các huyết khối.

Không những vậy, một biến chứng hiếm gặp đi kèm với huyết khối là giảm tiểu cầu - tế bào đóng vai trò thúc đẩy quá trình đông máu. Từ đó dẫn đến việc bệnh nhân rơi vào tình trạng máu khó đông và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các huyết khối xuất hiện ở những bộ phận bất thường như não và bụng, thay vì xuất hiện ở vùng chân - khu vực hình thành hầu hết các huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).

Tiến sĩ Sue Pavord - chuyên gia huyết học tại Bệnh viện Đại học Oxford NHS Foundation Trust, đồng thời cũng là tác giả chính một bài nghiên cứu về biến chứng rối loạn đông máu sau tiêm vắc xin COVID-19 - cho biết tác dụng phụ hiếm gặp này đặc biệt nguy hiểm đối với những bệnh nhân có lượng tiểu cầu vốn thấp hoặc đang gặp tình trạng xuất huyết não.

Biến chứng chủ yếu rơi vào nữ giới

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng khẳng định tỉ lệ gặp biến chứng huyết khối sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là vô cùng hiếm gặp. Cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều đối với mũi tiêm thứ nhất, vắc xin Pfizer-BioNTech là 0,2/1 triệu liều đối với mũi tiêm thứ nhất.

Biến chứng huyết khối sau tiêm vắc xin AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ giới. Tỉ lệ đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca ở người trẻ dưới 60 tuổi cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20 - 29 tuổi. Sau tiêm vắc xin AstraZeneca, tỉ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.

Từng tiêm vắc xin AstraZeneca, có cần xét nghiệm tìm ‘cục máu đông’?Từng tiêm vắc xin AstraZeneca, có cần xét nghiệm tìm ‘cục máu đông’?

Ngay sau khi có thông tin AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp là hình thành cục máu đông, có bác sĩ đã khuyến cáo người dân nên đi xét nghiệm để tìm “cục máu đông”. Liệu điều này có cần thiết?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp