26/01/2019 10:30 GMT+7

V-League phải mới hơn, hấp dẫn hơn

SĨ HUYÊN
SĨ HUYÊN

TTO - Đây là ý kiến của cổ động viên lẫn giới chuyên gia về việc phải xem thành công của đội tuyển Việt Nam thời gian qua là động lực để V-League mới hơn, hấp dẫn hơn.

V-League phải mới hơn, hấp dẫn hơn - Ảnh 1.

Phản ứng trọng tài - hình ảnh xấu xí trên sân cỏ này cần được loại bỏ - Ảnh: ANH TIẾN

* Ông Trần Hữu Nghĩa (Hội Cổ động viên Việt Nam):

Tạo sân chơi cho cầu thủ trẻ

Theo tôi, đội tuyển quốc gia là bộ mặt của một nền bóng đá. Vì vậy, bộ mặt ấy phải được chăm chút, đầu tư về mọi mặt và điều ấy phải bắt đầu từ Giải vô địch quốc gia (V-League). Không thể chấp nhận một V-League chứa đựng hành vi bạo lực, vì điều này sẽ làm thui chột sự phát triển của cầu thủ.

Mặt khác, dù bóng đá trẻ đang được nở rộ khắp cả nước nhưng thật tiếc khi ngoài giải vô địch quốc gia ở các lứa tuổi, mỗi năm một đội trẻ đá không quá 10 trận. Việc có quá ít cơ hội ra sân khiến tài năng của họ khó thăng tiến.

V-League phải mới hơn, hấp dẫn hơn - Ảnh 2.

Tại sao Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) không bắt buộc các đội tham dự V-League phải có trận đấu mở màn giữa hai đội trẻ (U-17, U-19 hay U-21) trước giờ đá chính thức của hai đội chuyên nghiệp? 

Cầu thủ trẻ chỉ trưởng thành nếu được chơi nhiều hơn, đá trên sân có đông người xem sẽ kích thích sự hưng phấn của các em lên cao hơn. Không thể vịn vào chuyện CLB hạn hẹp về tài chính nên không duy trì được các tuyến trẻ.

* Ông Dương Nghiệp Khôi (chủ tịch CLB bóng đá Sài Gòn):

Văn hóa ứng xử phải được xem trọng

Theo tôi, yếu tố quan trọng để duy trì sức mạnh của đội tuyển, uy tín của V-League là văn hóa ứng xử trên sân cỏ giữa cầu thủ với nhau, giữa cầu thủ và lãnh đạo CLB với trọng tài, giữa những người tham gia V-League với người hâm mộ...

Nếu để ý, mọi người sẽ thấy trận Việt Nam - Nhật Bản 0-1 vào tối 24-1 có rất ít lỗi 12, không một pha tranh bóng nào mang tính triệt hạ trong một trận cầu quyết định vé vào bán kết Asian Cup 2019. 

Tôi cũng thường tự hỏi: Tại sao cầu thủ Việt Nam tôn trọng trọng tài khi dự giải quốc tế nhưng cũng với những lỗi ấy, họ cứ luôn bao vây để phân bua, phản ứng trọng tài dù rằng lỗi của mình là quá rõ trong những trận đấu ở các giải trong nước?

V-League phải mới hơn, hấp dẫn hơn - Ảnh 3.

Có lẽ đã đến lúc V-League cần phải thiết lập trở lại một cách quy chuẩn hơn về văn hóa ứng xử trên sân cỏ. Đây là tiêu chuẩn cần thiết để V-League hay hơn và đông người xem hơn. Trong đó các tuyển thủ quốc gia phải là người đi đầu trong văn hóa ứng xử để làm gương, để bảo vệ hình ảnh của mình với đồng nghiệp.

Gắn bó nhiều năm ở V-League, tôi khẳng định bên cạnh những yếu kém đang dần được khắc phục, giải đấu không thiếu những pha bóng hay, những bàn thắng đẹp, những sự tận hiến của cầu thủ. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử khá tệ hại trên sân đã làm xấu đi hình ảnh của giải và nó cũng là một nguyên nhân khiến nhiều khán giả không còn mặn mà với việc đến sân.

V-League 2019 sẽ áp dụng công nghệ VAR

TTO- Chiều 8-1, tại lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu các giải bóng đá chuyên nghiệp VN mùa giải 2019, ông Trần Anh Tú, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) cho biết V-League1 2019 sẽ áp dụng công nghệ VAR.

SĨ HUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp