20/09/2019 21:05 GMT+7

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao đoạn TP.HCM - sân bay Long Thành

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Đó là một trong những nội dung quan trọng trong thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp chuẩn bị đề án về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao đoạn TP.HCM - sân bay Long Thành - Ảnh 1.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được tư vấn đề xuất sử dụng đoàn tàu công nghệ động lực phân tán như tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Ngày 18-9, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp chuẩn bị đề án về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Cuộc họp có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có kết luận sau khi nghe tư vấn trình bày, Bộ Giao thông vận tải báo cáo nội dung đề án về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, cùng các ý kiến của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Văn phòng Chính phủ...

Theo Phó thủ tướng, do vai trò đặc biệt quan trọng của hành lang giao thông Bắc - Nam bởi địa hình đất nước ta dài và hẹp, việc đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có ý nghĩa quan trọng, kết nối vận tải trên toàn trục, đáp ứng năng lực vận tải ngày càng gia tăng, giảm áp lực lên các loại hình vận tải đường bộ, hàng không, tạo hành lang phát triển, đặc biệt là phát triển đô thị, phân bổ lại dân cư, góp phần giảm áp lực cho các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM…

Phó thủ tướng đánh giá Bộ Giao thông vận tải và tư vấn đã tích cực nghiên cứu hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Để bảo vệ và giải trình thuyết phục, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo tư vấn nghiên cứu, chuẩn bị kỹ nội dung đề án, nhất là làm rõ kinh nghiệm quốc tế, vấn đề nội địa hóa, lựa chọn tốc độ chạy tàu, cơ cấu các loại hình vận tải, tác động sau khi xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến vận tải hành khách của các loại hình giao thông khác, khả năng bố trí vốn đầu tư, lựa chọn giai đoạn đầu tư (từ năm 2021 - 2030 hay sau năm 2030)...

Phó thủ tướng yêu cầu Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư khẩn trương tập trung thẩm định, lựa chọn tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm thẩm tra, phản biện dự án.

Trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ Giao thông vận tải tiếp thu, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, báo cáo Thủ tướng, Chính phủ, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV vào tháng 5-2020.

Theo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nếu dự án được Quốc hội thông qua sẽ triển khai đầu tư vào các giai đoạn từ năm 2021 - 2030 hoặc sau năm 2030.

Giai đoạn 2021-2030 có thể đề xuất đầu tư xây dựng một hoặc hai đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao, ưu tiên đoạn TP.HCM đi sân bay Long Thành và một số đoạn ưu tiên khác tùy thuộc nhu cầu vận tải và nguồn lực đầu tư…

Bộ KH-ĐT tính toán xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ khoảng 26 tỉ USD Bộ KH-ĐT tính toán xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ khoảng 26 tỉ USD

TTO - Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) tính toán tổng vốn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ khoảng 26 tỉ USD, giảm hơn 32 tỉ USD so với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp