12/08/2020 17:30 GMT+7

Uống nhầm thuốc tẩy bồn cầu, bé trai bị loét miệng, dạ dày

T.HÀ
T.HÀ

TTO - Bé trai 21 tháng tuổi trong lúc chơi đùa đã cho vào miệng chiếc chén từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu, dẫn đến bị tổn thương vùng miệng, loét thực quản, dạ dày.

Uống nhầm thuốc tẩy bồn cầu, bé trai bị loét miệng, dạ dày - Ảnh 1.

Bé trai 21 tháng tuổi bị tổn thương nặng vùng miệng và thực quản, dạ dày do uống thuốc tẩy rửa bồn cầu - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trong lúc chơi đùa, bé trai Đặng B.A. (21 tháng tuổi) đã cho vào miệng chiếc chén mà gia đình từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu nhưng chưa kịp rửa sạch.

Hành động của trẻ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: môi của bé sưng và bé nôn nhiều, gia đình biết con bị ngộ độc đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi trung ương để cấp cứu. Bé A. nhập viện trong tình trạng miệng họng có nhiều vết trợt loét.

Tại khoa cấp cứu chống độc, các bác sĩ đã xử trí cấp cứu ban đầu và nội soi tai mũi họng, nội soi đường tiêu hóa trên trong vòng 24 giờ sau cấp cứu.

Kết quả nội soi cho thấy bé A. bị tổn thương vùng miệng và hạ họng thanh môn phù nề xung huyết; loét thực quản - loét dạ dày độ 2b-3a. Do tổn thương dạ dày ở mức độ 2b-3a nên bé A. đã được sử dụng kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và Solumedrol liều cao trong ba ngày theo khuyến cáo. 

Dự kiến, bệnh nhi sẽ được nội soi lại sau bốn tuần để đánh giá lại tổn thương và có kế hoạch điều trị tiếp theo.

Bác sĩ Đặng Thúy Hà, phó trưởng khoa tiêu hóa Trung tâm Gan mật - tiêu hóa - dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi trung ương, chia sẻ: Tại khoa tiêu hóa, các bác sĩ tiếp nhận một số trường hợp trẻ nuốt phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào số lượng, độ pH, dạng vật lý (rắn/lỏng) của chất ăn mòn và thời gian tiếp xúc với niêm mạc.

Theo bác sĩ Hà, khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu.

Các bác sĩ khuyến cáo cần rửa, súc họng, miệng bằng nước muối loãng ấm hay dung dịch trung hòa như dung dịch Bicarbonat Na; giảm đau và sau khi sơ cứu cần chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Người lớn nên nhanh chóng quan sát thứ trẻ uống nhầm là chất gì. Thông tin này rất quan trọng trong việc xử lý ban đầu cũng như cung cấp cho bác sĩ khi bé nhập viện - các bác sĩ của Bệnh viện Nhi trung ương nhấn mạnh.

Giới khoa học bối rối: Có những trẻ em bị COVID-19 hành hạ nhiều tháng liền Giới khoa học bối rối: Có những trẻ em bị COVID-19 hành hạ nhiều tháng liền

TTO - Khi ngày càng có nhiều trẻ em nhiễm COVID-19 trên thế giới, những hiện tượng lạ chưa được ghi nhận vài tháng trước bắt đầu xuất hiện. Khoa học còn rất nhiều thứ phải làm.

T.HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp