18/06/2015 08:30 GMT+7

Ung thư vùng miệng

BS LÊ ĐỨC THỌ
BS LÊ ĐỨC THỌ

TT - Ung thư miệng thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, nam nhiều gấp hai lần nữ, là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất.

Yếu tố nguy cơ:

- Hút thuốc: 75% trường hợp được chẩn đoán bị ung thư miệng là những người sử dụng thuốc lá. Càng hút thuốc nhiều, nguy cơ ung thư vùng miệng càng cao.

- Hút thuốc và uống rượu: người vừa hút thuốc lá vừa uống nhiều rượu có nguy cơ mắc ung thư vùng miệng cao hơn tổng số của hai thói quen hút thuốc hoặc uống rượu riêng lẻ.

- Vệ sinh răng miệng kém.

- Tác nhân nhiễm khuẩn, đặc biệt là virút gây u nhú ở người - HPV (human papilloma virus) type 16 và 18 có liên quan đến một số bệnh ung thư miệng.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Nhiều trường hợp ung thư miệng chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển lâu ngày. Giai đoạn đầu của bệnh thường không đau, có thể không được chú ý và điều này dẫn đến tỉ lệ tử vong cao hơn so với các bệnh ung thư khác. Do đó, việc sớm xác định các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư miệng là rất quan trọng:

- Một mảng trắng và / hoặc mảng đỏ xuất hiện ở nướu răng, ở lưỡi hoặc niêm mạc miệng.

- Một vết loét nhỏ đau hoặc cứng trông giống như một vết loét niêm mạc phổ biến mà không chữa lành.

- Một khối u có thể cảm nhận được ở môi hoặc trong miệng hoặc cổ họng.

- Có sự chảy máu bất thường, đau hoặc bị tê cứng vùng miệng.

- Đau hoặc khó khăn khi nhai, nuốt.

- Cổ họng bị đau thường xuyên hoặc có cảm giác vướng víu trong cổ họng.

- Các răng giả bám không khít hoặc trở nên khó chịu do bị sưng hàm.

- Có sự thay đổi giọng nói hoặc khàn tiếng kéo dài lâu ngày.

- Đau trong tai.

Bất kỳ vị trí nào của miệng đều có thể bị ung thư nhưng phổ biến nhất là ở môi dưới, lưỡi và sàn miệng. 30-80% bệnh nhân bị ung thư miệng có tổn thương thứ cấp trong các hạch bạch huyết ở cổ (di căn). Ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết khu vực, phổi, gan và xương.

Điều trị

Cũng như các bệnh ung thư khác, việc chẩn đoán và điều trị ung thư vùng miệng trong giai đoạn sớm cho kết quả rất tốt. Ung thư biểu mô tế bào gai vùng miệng thường được điều trị bằng phẫu thuật và / hoặc xạ trị.

Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u nguyên phát và cắt rộng ra các mô bình thường xung quanh để chắc chắn loại bỏ hoàn toàn mô ung thư. Nếu phẫu thuật được thực hiện trong giai đoạn đầu của ung thư sẽ thuận lợi hơn. Nếu ở các giai đoạn sau, có thể cần tạo hình cho các bộ phận của miệng hoặc khuôn mặt.

Hóa trị cũng có thể được sử dụng, đặc biệt ở những bệnh nhân được xác định có di- căn đến mô và cơ quan khác. Một số biến chứng có thể xảy ra sau xạ trị hoặc hóa trị ung thư như viêm loét niêm mạc miệng, đau, chảy máu, nhiễm trùng, khô miệng và sâu răng.

BS LÊ ĐỨC THỌ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp