26/11/2018 16:54 GMT+7

Ung thư lưỡi

Nguồn: Bệnh viện K Trung ương
Nguồn: Bệnh viện K Trung ương

Ung thư lưỡi không có triệu chứng gì rõ rệt trong giai đoạn mới xuất hiện cho đến khi có những biểu hiện rõ rệt thì đã ở giai đoạn nặng.

Ung thư lưỡi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: healthline.com

Ung thư lưỡi là một trong những căn bệnh rất hay gặp trong các loại ung thư vùng miệng và các vùng lân cận miệng. Trước đây, bệnh hay gặp ở những người có độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên theo những thống kê gần đây thì lứa tuổi mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Bệnh không có triệu chứng gì rõ rệt trong giai đoạn mới xuất hiện cho đến khi có những biểu hiện rõ rệt thì đã ở giai đoạn nặng. Chính vì thế, nắm rõ nguyên nhân và các triệu chứng nhận biết của bệnh là các tốt nhất để phòng ngừa và kịp phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư ở lưỡi. Tuy nhiên bệnh có thể được gây ra do các tác nhân sau đây:

- Hút thuốc lá: Đây được cho là yếu tố hàng đầu trong việc làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi. Ngoài ra, thuốc lá còn là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng,…

- Do sử dụng rượu bia, chất kích thích: Đây cũng là một trong những tác nhân chính là tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi. Theo các con số thống kê cho thấy có đến khoảng 80% trong tổng số trường hợp mắc bệnh đều là những người có thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia.

- Tiếp xúc với tia phóng xạ: Việc thường xuyên tiếp xúc với các tia phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của các bộ phận trong cơ thể trong đó có lưỡi.

- Do di truyền: Những người có người thân mắc căn bệnh này sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.

- Do nhiễm virus: Trong các loại virus HPV thì sẽ có một số loại có khả năng gây nên bệnh ung thư lưỡi.

- Chế độ ăn uống không phù hợp: Những người có chế độ ăn uống thiếu chất xơ và các vitamin cần thiết như vitamin A, E, D… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.

Các triệu chứng của bệnh ưng thư lưỡi

- Đau lưỡi: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh, mức độ đau sẽ tăng lên khi nhai.

- Trên bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng màu trắng: các mảng trắng này bám chặt vào da và số lượng ngày càng tăng lên. Trong một số trường hợp có thể bị chảy máu.

- Tê đầu lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói.

- Có cảm giác đau họng, có thể bị hôi miệng.

Thực tế, đây là những biểu hiệu hay bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh ở vùng miệng khác. Vì vậy, bạn nên cẩn thận và đừng quá chủ quan với các triệu chứng này.

Ung thư lưỡi phát triển qua những giai đoạn nào?

Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn, đó là:

- Giai đoạn khối u: Đây là giai đoạn sớm của bệnh và được chia thành 4 giai đoạn nhỏ tùy thuộc vào kích thước của khối u lớn hay nhỏ. Ban đầu khối u có kích thước nhỏ (dưới 2cm) và nằm toàn bộ trong lưỡi. Sau đó lớn từ 2 - 4cm và cuối cùng là kích thước vượt trên 4cm.

- Giai đoạn bạch huyết: Lúc mới mắc bệnh trong các hạch bạch huyết không có tế bào ung thư. Sau đó, bệnh phát triển và các tế bào này bắt đầu di căn và xâm lấn sang các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Giai đoạn này cũng được chia thành các giai đoạn nhỏ khác nhau tùy vào mức độ phát triển của bệnh.

- Giai đoạn di căn: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư không chỉ phát triển trong lưỡi mà đã di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể và gây ra những tổn thương nhất định. Trong đó, phổi là cơ quan dễ bị ảnh hưởng.

- Giai đoạn ung thư lưỡi: Được chia thành 4 giai đoạn nhỏ với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong đó, giai đoạn 4 là giai đoạn nặng và nguy cơ tử vong ở giai đoạn này là rất cao.

Cách điều trị bệnh ung thư lưỡi

- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị hữu hiệu và hầu như được áp dụng đối với tất cả các loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư lưỡi. Phương pháp này giúp điều trị triệt để ung thư lưỡi nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh ở giai đoạn cuối thì ngoài phương pháp phẫu thuật cần kết hợp thêm việc xạ trị hoặc hóa trị.

- Xạ trị: Phương pháp này thường được chỉ định sử dụng vào giai đoạn cuối của bệnh. Khi đó, bệnh nhân có thể không cần áp dụng biện pháp phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị còn được áp dụng sau khi phẫu thuật xong để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

- Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị giúp làm ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và làm cho kích thước khối u nhỏ lại.

Phòng chống ung thư lưỡi

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm từ đó làm giảm khả năng chống chọi lại các tế bào ung thư của cơ thể. Chính vì thế, để chống lại tế bào ung thư cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Thường xuyên ăn nhiều rau quả, chất xơ và trái cây. Hạn chế các món chiên, nướng.

- Không hút thuốc, không uống bia, rượu và chất kích thích.

- Luyện tập thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe./.

Nguồn: Bệnh viện K Trung ương
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp