Phóng to |
Ảnh: 123rf.com |
Dưới đây là 7 tình huống thường gặp do sếp như vậy gây ra và lời khuyên giúp bạn đối phó với họ:
Sếp thường phớt lờ những vấn đề nhỏ và một trong số đó vượt ngoài tầm kiểm soát, gây ra hậu quả lớn
Bạn nên: Để ý tới những vấn đề, dù là nhỏ và giải quyết. Trong cuộc nói chuyện với sếp, hãy thường xuyên để cập tới chúng. Trước khi bắt đầu một nhiệm vụ hay dự án, hãy hỏi sếp những vấn đề có thể phát sinh và bạn phải làm gì để chúng không xảy ra. Sau khi hoàn thành công việc, bạn cũng nên hỏi ý kiến sếp về những gì bạn có thể cải thiện và làm tốt hơn trong tương lai.
Sếp luôn bắt bạn làm theo ý sếp mà không đưa ra lý do
Bạn nên: Trước khi bắt tay vào công việc, hãy thống nhất ý kiến trước với sếp về các nguyên tắc, quy định cụ thể, các bước thực hiện chi tiết và ghi chép lại. Bất cứ khi nào sếp muốn ép bạn làm theo ý chủ quan của sếp, bạn chỉ cần đưa ra bản kế hoạch những gì đã thống nhất. Khi đó, chắc chắn sếp không thể “bắt bẻ” bạn.
Sếp coi bạn như “người giúp việc” của mình
Bạn nên: Sẵn sàng giấy bút trong tay để ghi lại những gì sếp đã giao cho bạn, càng nhiều nhiệm vụ trong một lần nói chuyện càng tốt. Và trong mỗi lần sếp giao việc, hãy hỏi lại để chắc chắn không còn những việc vụn vặt nào nữa, tránh trường hợp cứ 5 phút sếp vẫy tay gọi bạn và giao thêm việc.
Sếp không hướng dẫn mà coi như bạn biết hết mọi thứ
Bạn nên: Hãy đề nghị sếp nói ra từng yêu cầu, kỳ vọng với mỗi nhiệm vụ, dự án. Hãy hỏi các nguyên tắc và cách thực hiện cũng như những ví dụ cụ thể. Từ đó, bạn lập một kế hoạch cụ thể và để sếp thông qua trước khi bắt tay thực hiện.
Sếp không nắm được những gì đang diễn ra trong văn phòng nhưng lại đưa ra quyết định ảnh hưởng tới mọi người
Hãy cập nhật với sếp những gì đang diễn ra để sếp nắm được tình hình và đưa ra quyết định phù hợp.
Sếp “làm ngơ” khi mình mắc sai lầm nhưng khi có bất đồng với nhân viên, sếp lại thể hiện sự chuyên quyền
Bạn nên: Giúp đỡ sếp xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên bằng cách khéo léo nói cho sếp biết những gì mọi người đã thống nhất. Đề nghị sếp nói ra quan điểm của mình, về hướng giải quyết, lời hướng dẫn và ủng hộ. Đồng thời, chia sẻ về mục tiêu, công việc, nhu cầu học tập thêm và tình trạng làm việc của nhân viên.
Sếp xấu tính, nóng nảy, lạm dụng chức quyền
Bạn nên: Đây là vấn đề tâm lý riêng của sếp nên bạn hãy duy trì sự chuyên nghiệp mà đừng vội lên tiếng chỉ trích sếp. Hãy làm tốt công việc của mình và chú ý tới những gì sếp đã làm. Nếu có vấn đề gì xảy ra, hãy báo lại với sếp cấp cao hơn hay phòng nhân sự. Và tốt nhất là không được gây gổ với sếp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận