Kỹ sư đang điều khiển mũi khoan ngầm - Ảnh: BÁ SƠN |
Phương pháp này sẽ sử dụng công nghệ định hướng cho mũi khoan đi ngầm dưới lòng đất đúng nơi cần khoan, sau đó đường ống sẽ được đưa vào đúng theo các vị trí đã khoan mà không phải đào đất lên.
Ông Trần Văn Chín - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần VMC, đơn vị thi công - cho biết công nghệ mới này rút ngắn thời gian thi công, không gây cản trở giao thông, không gây lún sụt đường, nhà cửa so với phương pháp đào hở (đào từ trên mặt đất xuống).
Dự án đầu tiên tại Bình Dương áp dụng công nghệ này là dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương (giai đoạn 2) có tổng mức đầu tư gần 6.400 tỉ đồng, sử dụng vốn ODA Nhật Bản.
Với công suất được xây dựng lên tới 17.000m3/ngày đêm, xử lý nước thải sinh hoạt cho hơn 3.000ha, nếu áp dụng việc lắp đặt đường ống theo phương pháp truyền thống (đào hở toàn bộ vị trí cần lắp, bỏ ống xuống rồi sau đó phải tái lập mặt đường) thì dự án này sẽ phải đào tới hàng trăm km mặt đường.
Tuy nhiên, với việc thí điểm công nghệ khoan ngầm, nhiều đoạn của dự án đã hạn chế được việc đào đường để giảm bớt kẹt xe và giảm thời gian thi công.
Tại vị trí lắp đặt đường ống tại P.Bình Hòa, thị xã Thuận An, ông Kevin Weaver - kỹ sư New Zealand chỉ huy thi công - cho biết nếu theo phương pháp đào hở thì với 270m cần thi công, tổng thời gian từ khi đào đường, lắp đường ống, tái lập mặt đường có thể tới hơn 1 tháng.
Tuy nhiên, nếu áp dụng việc khoan ngầm thì thời gian giảm xuống chỉ còn khoảng 1 tuần.
Sau khi khảo sát thực tế, đại diện Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết sắp tới sẽ tổ chức hội thảo để xem xét mở rộng công nghệ này nhằm giảm bớt việc đào đường khi thi công các công trình ngầm, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận