23/10/2024 19:44 GMT+7

Ứng dụng chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật cho hồ Con Rùa

Một số vấn đề về ánh sáng của công trình hồ Con Rùa và những giải pháp để khắc phục nhằm tạo điểm nhấn, tôn vinh giá trị lịch sử của hồ.

Ứng dụng chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật cho Hồ Con Rùa - Ảnh 1.

Phương pháp chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật khắc phục vấn đề ánh sáng hiện tại

Một số vấn đề ánh sáng của hồ Con Rùa

1. Thiếu tính thống nhất: Hệ thống chiếu sáng hiện tại chưa tuân theo các nguyên tắc thiết kế chiếu sáng hiện đại, thiếu sự đồng bộ và rõ ràng về mục tiêu thiết kế.

2. Chiếu sáng không hiệu quả: Ánh sáng tập trung vào một vài điểm nhất định, gây chói, không tạo được phân vùng không gian và không khai thác được giá trị lịch sử, văn hóa của hồ.

3. An toàn và thẩm mỹ chưa đảm bảo: Một số khu vực thiếu ánh sáng, gây ảnh hưởng đến an toàn và không khai thác được tiềm năng thẩm mỹ của cây xanh và cảnh quan.

Ứng dụng chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật cho hồ Con Rùa - Ảnh 2.

Một số vấn đề về ánh sáng của hồ Con Rùa

Vì vậy, để tạo ra nguồn sức mạnh thật sự của thiết kế chiếu sáng, thay vì tập trung trực diện vào chiếu sáng điểm nhấn, chiếu sáng trình diễn nghệ thuật nhằm tăng tính tương tác thì cần thực hiện các bước tổng quan trước hết, cũng như phải phù hợp với đặc điểm vật thể vốn tồn tại trong ký ức đô thị.

Đồng thời, tôn vinh được giá trị di sản, phi vật thể mà nơi chốn này đang chứa đựng.

Giải pháp chiếu sáng tổng quan

Nên được thực hiện theo 5 bước:

Bước 1: Form lighting

Tập trung vào hình thức bát giác và bố cục hướng tâm đặc trưng của hồ, tạo ra các vùng chiếu sáng kết nối các điểm trọng tâm.

Ứng dụng chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật cho hồ Con Rùa - Ảnh 3.

Phương pháp chiếu sáng form lighting

Bố cục hiện hữu có hai thế cân bằng: trụ tháp cao đặt tại tâm hồ và tháp vọng cảnh với vị trí lệch tâm, tuy chiều cao thấp hơn nhưng lại tương tác mật thiết với người sử dụng, có hình thức cảm hứng từ cấu trúc cột đà truyền thống.

Thay vì tập trung đánh sáng tâm và cột tháp, vốn sẽ không mang lại vùng chiếu sáng gần với người dân, mà chỉ phù hợp với tuyến nhìn từ xa, có lẽ nên tạo ra vùng chiếu sáng kết nối cả hai điểm trọng tâm của hồ Con Rùa.

Hình thức vùng chiếu sáng là hình bát giác (hình thức vòng xuyến hồ Con Rùa) thu nhỏ, có kích thước bao trọn khu vực trọng tâm và sôi nổi nhất.

Hệ thống đèn LED pha, đặt âm dưới mặt nước bố trí theo hình dạng bát giác, và các tia đèn hướng tâm mô tả cảm hứng "mai rùa", hắt ngược lên trần của mặt dạ chòi vọng cảnh.

Tạo ra hai hiệu quả: ngôn ngữ đặc trưng rực rỡ tại trung tâm và đồng dạng với tổng thể; ánh sáng gián tiếp không gây chói mắt, đồng thời tạo hiệu ứng ảo ảnh ánh sáng nước, tăng độ rung cảm của mặt nước hiếm hoi trong lòng đô thị. Nhiệt độ 3.000 - 4.000K, ánh vàng ấm áp.

Bước 2 và 3: Ambient lighting và function lighting

Phân chia các vùng chiếu sáng với nhiệt độ màu và cường độ ánh sáng khác nhau để phục vụ các chức năng khác nhau.

Ứng dụng chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật cho Hồ Con Rùa - Ảnh 4.

Phương pháp chiếu sáng ambient lighting

Khu vực vòng sân ngoài cần dùng ánh sáng nhiệt độ 5.000 - 6.000K, ánh sáng trắng, hoàn toàn tương phản với vùng sáng trung tâm.

Vị trí cột đèn tại các điểm cạnh đa giác, đèn có chao đèn kiểm soát ánh sáng dạng phễu tỏa xuống sàn, không gây chói mắt cho khu vực chức năng đông đúc, đồng thời đủ độ sáng cho sinh hoạt cộng đồng.

Bước 4: Accent lighting

Nhấn mạnh các điểm nhấn kiến trúc như cột tháp vọng cảnh và nắp tháp lớn, tạo ra sự cân bằng và hài hòa.

Vùng trung tâm tiếp tục nhấn thêm ánh sáng vàng vòng elip quanh cột vọng cảnh, có độ sáng cao hơn 10-15% so với vùng bát giác dẫn dắt cường độ tăng dần vào trong, giúp cho vấn đề an ninh được kiểm soát và hình thức đà rường có chất liệu mosaic nâu càng trở nên lung linh.

Ứng dụng chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật cho Hồ Con Rùa - Ảnh 5.

Phương pháp chiếu sáng accent lighting

Hệ thống đèn có thể bố trí theo chu vi elip và có khay bảo vệ thép, ngăn cản sự va chạm và điều hướng ánh sáng tập trung vào trụ tháp vọng cảnh.

Song song đó, để cân bằng với vùng sáng nhấn này, cần nhấn trả lại vùng sáng ở trên cao thuộc phần nắp của tháp lớn.

Cả hai vùng sẽ tạo ra các cặp đối lập về ánh sáng điểm nhất: trên-dưới, cao-thấp, nhìn từ xa trong đô thị và tiếp cận gần khi đến khuôn viên, nhưng lại đồng bộ nhau ở hình dạng ánh sáng tỏa hình phễu.

Bước 5: Urban/ Environment Context

Kiểm soát ánh sáng xung quanh bằng cách chiếu sáng cây xanh và cảnh quan, tạo ra một không gian riêng biệt.

Ánh sáng vừa làm sáng cây bụi tầm thấp vừa hắt lên tán cây cao tạo thành một "bức tường" bám theo chu vi bát giác, tạo ra một "áo giáp" phân định một cách tương đối với ánh sáng của hoạt động thương mại xung quanh.

Giải pháp chiếu sáng nghệ thuật

Ý tưởng chủ đạo

Lấy cảm hứng từ hình ảnh tượng con rùa đã mất, tạo ra các khối đèn có hình dạng con rùa và sử dụng hiệu ứng ánh sáng để tạo ra các màn trình diễn nghệ thuật.

Ứng dụng chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật cho Hồ Con Rùa - Ảnh 6.

Phương pháp chiếu sáng nghệ thuật

Thay vì phục dựng lại nguyên mẫu đã mất, hoặc đưa vào các hình ảnh rùa vật thể, nhóm đề xuất chiếu sáng vùng dấu vết còn lại, thiên về miêu tả giá trị phi vật thể.

Bên cạnh đó, một form đèn dạng khối, được thiết kế đo đạc có tỉ lệ tương đương với "vết nám" lịch sử. Hình thức gián tiếp là đèn nghệ thuật, sẽ tránh đi việc lặp lại hình ảnh quá khứ một cách khuôn mẫu, quá tả thực, khiến tinh thần "con rùa" giảm bớt sự linh thiêng.

Khối đèn là một đơn vị điển hình, được nhân lên để mô phỏng thành "quần thể" đèn rùa, bố trí trên mặt nước, như đang vẽ ra bức tranh đàn rùa tụ hội về tháp bia đá.

Quan trọng nhất, "quần thể" rùa được tích hợp với hệ thống điều khiển bằng chương trình chiếu sáng nghệ thuật tiên tiến, có thể kết hợp để trình diễn ánh sáng theo kịch bản tạo ra một điểm nhấn đặc biệt, thu hút hoạt động du lịch, quảng bá. Hệ thống có nhiệt độ trong phổ 7.000 - 900K thích hợp với chức năng thu hút thị giác và trình diễn theo kịch bản thời gian.

Mục đích: Tạo điểm nhấn, thu hút du khách và quảng bá du lịch, đồng thời tôn vinh giá trị lịch sử của hồ.

1. Tôn trọng lịch sử và văn hóa: Phương án đề xuất hướng tới tính tổng quan dựa trên việc phân tích các yếu tố kiến trúc và lịch sử của hồ Con Rùa, từ đó đưa ra các giải pháp chiếu sáng phù hợp và tôn vinh giá trị của di tích. Tránh việc chiếu sáng quá phô trương, làm mất đi vẻ đẹp nền nã, ánh sáng quá lấn át không gian…

2. Đa dạng hóa ánh sáng: Sử dụng nhiều loại đèn, nhiệt độ màu và cường độ ánh sáng khác nhau để tạo ra hiệu ứng thị giác đa dạng và hấp dẫn.

3. Tạo ra không gian trải nghiệm và bền vững: Phương án tập trung vào việc tạo ra một không gian trải nghiệm cho người dùng, kết hợp giữa yếu tố thẩm mỹ và chức năng. Đồng thời chú trọng đến việc sử dụng các giải pháp chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Tóm lại, bên cạnh việc đưa ra giải pháp ánh sáng thân thiện với môi trường, hướng tới Net Zero, thì thiết lập mới của ánh sáng cũng cần phù hợp với tinh thần khu vực. Đó là làm mới nhưng công tác chiếu sáng không nên có sự tác động quá mạnh bạo, cần gợi lên một câu chuyện nhẹ nhàng nên thơ, tránh to tát gồng gánh cho một biểu tượng lịch sử.

Ứng dụng chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật cho Hồ Con Rùa - Ảnh 7.

Ứng dụng chiếu sáng tổng quan và chiếu sáng nghệ thuật cho Hồ con rùa - Ảnh 8.Net Zero với chuyển đổi năng lượng xanh trong chiếu sáng công cộng ở TP.HCM

TP.HCM là trung tâm kinh tế, khoa học và văn hóa lớn của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu và hội nhập quốc tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp