Nhân viên an ninh tuần tra bên ngoài một khu cách ly ở Kent, bang Washington, Mỹ ngày 13-3 - Ảnh: REUTERS
Đồng hành với quyết định này, chính quyền cũng nâng mức phạt đối với người trốn cách ly để cảnh báo những ai muốn đùa với vấn đề y tế khẩn cấp cộng đồng. Theo đó, nếu vi phạm quy định về cách ly, mức phạt có thể lên đến 50.000 đôla Úc.
Theo báo News của Úc, ông Morrison cho biết đến nay, việc cách ly là tự nguyện nhưng mọi thứ sẽ thay đổi khi nhà chức trách có toàn bộ thẩm quyền để áp đặt mức phạt hành chính mới.
Mức phạt cho người trốn cách ly khác nhau ở các tiểu bang ở Úc hiện có sự khác nhau, tùy theo quy định của từng bang.
Bang New South Wales phạt đến 5.500 đôla Úc với hành vi không chấp hành các quy định về y tế, tăng lên đến 11.000 đô và 6 tháng tù nếu cung cấp thông tin sai để né việc tuân thủ quy định về y tế.
Bang Queensland có thể phạt hành chính người vi phạm đến 13.345 đôla.
Bang Nam Úc có thể phạt người vi phạm các yêu cầu về y tế đến 25.000 đôla.
Bang Tây Úc trừng phạt những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng đến 50.000 đôla hoặc tối đa 1 năm tù.
Luật về sức khỏe cộng đồng, luật y tế của các nước khác trên thế giới cũng cho phép phạt người chống đối yêu cầu cách ly.
Ngày 26-2, Cơ quan Kiểm soát vấn đề nhập cư Singapore (ICA) thông báo đã tước thẻ cư trú dài hạn đồng thời cấm nhập cảnh đối với một người đàn ông 45 tuổi do không thực hiện lệnh cách ly tại nhà. Theo luật, người vi phạm yêu cầu cách ly có thể bị phạt tới 10.000 đôla Singapore hoặc 6 tháng tù.
Tại Hàn Quốc, những ai cố tình vi phạm lệnh cách ly có thể sẽ bị phát đến 1 năm tù hoặc phạt hành chính 10 triệu won (8.200 USD).
Cộng hòa Czech phạt tới 3 triệu koruna (hơn 3 tỉ đồng) với người trốn cách ly.
Israel có thể phạt người cố ý vi phạm lệnh cách ly tới 7 năm tù, người vô ý tối đa 3 năm tù.
Nga yêu cầu đối với những người từ các vùng dịch COVID-19 trở về phải tự cách ly ở nhà trong 2 tuần, nếu không sẽ có thể bị phạt 5 năm tù.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận