04/04/2023 11:07 GMT+7

Úc và toàn bộ liên minh 'Ngũ nhãn' xóa TikTok khỏi thiết bị chính phủ

Ngày 4-4, Chính phủ Úc thông báo sẽ xóa TikTok khỏi tất cả các thiết bị do chính quyền liên bang sở hữu, sau khi nhiều quốc gia khác ở phương Tây cấm ứng dụng Trung Quốc này vì lo ngại về bảo mật.

Úc và toàn bộ liên minh Ngũ nhãn xóa TikTok khỏi thiết bị chính phủ - Ảnh 1.

Trước Úc, nhiều nước đã công bố lệnh cấm nhằm vào TikTok. Trong ảnh: các thành viên của Tổ chức Thanh niên thành phố Hyderabad đốt logo TikTok để ủng hộ lệnh cấm TikTok của Chính phủ Ấn Độ - Ảnh: AFP

Như vậy với lệnh cấm của Úc, tất cả các thành viên của liên minh tình báo Five Eyes (Ngũ nhãn) - bao gồm Úc, Canada, Mỹ, Anh và New Zealand - đã cấm ứng dụng này khỏi các thiết bị của chính phủ. 

Pháp, Bỉ và Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã công bố lệnh cấm tương tự, theo Hãng tin Reuters.

Bộ trưởng Tư pháp Úc Mark Dreyfus cho biết lệnh cấm TikTok được đưa ra "sau lời khuyên từ các cơ quan tình báo và an ninh". Lệnh cấm sẽ có hiệu lực "ngay khi có thể", còn việc miễn trừ sẽ chỉ được áp dụng trên cơ sở từng trường hợp cụ thể và có các biện pháp an ninh thích hợp.

Đầu tuần này, truyền thông Úc đưa tin Thủ tướng Anthony Albanese đã đồng ý với lệnh cấm sử dụng TikTok trên khắp thiết bị chính phủ sau khi Bộ Nội vụ hoàn tất công tác đánh giá.

Lệnh cấm của Úc cho thấy mối lo ngại ngày càng tăng của các nước phương Tây về việc Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng ByteDance - công ty mẹ của TikTok và có trụ sở ở Bắc Kinh - để thu thập dữ liệu của người dùng nhằm phục vụ mục đích chính trị và làm suy yếu lợi ích an ninh của phương Tây.

TikTok - với hơn 1 tỉ người dùng toàn cầu - đã nhanh chóng trở thành nền tảng mạng xã hội có số người dùng nhiều thứ sáu thế giới.

Nhưng sự trỗi dậy này diễn ra song song với những hoài nghi của Mỹ và các nước phương Tây khác về việc Bắc Kinh có thể dùng TikTok như một "con ngựa thành Troy" để truy cập dữ liệu người dùng nước ngoài và phục vụ các mục đích chính trị.

Trong khi đó Bắc Kinh nói lệnh cấm TikTok cho thấy sự bất an của Mỹ và rằng Washington đang lạm dụng quyền lực để chèn ép các công ty nước ngoài. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh gần đây đặt vấn đề: "Làm sao mà một siêu cường hàng đầu thế giới lại có thể sợ một ứng dụng yêu thích của giới trẻ như thế?".

Những lo ngại về TikTok tăng lên vào tháng 12-2022, khi ByteDance lúc đó thừa nhận họ sa thải 4 nhân viên - gồm 2 người ở Mỹ và 2 người ở Trung Quốc - vì đã truy cập dữ liệu của 2 nhà báo và những người liên quan vào mùa hè năm ngoái, trong lúc các nhân viên này nỗ lực tìm hiểu nguồn rò rỉ tin nội bộ cho báo chí.

CEO TikTok thừa nhận không cho con dùng TikTokCEO TikTok thừa nhận không cho con dùng TikTok

Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 23-3, giám đốc điều hành (CEO) Shou Zi Chew của TikTok đã thừa nhận không cho con mình dùng ứng dụng này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp