28/08/2020 15:27 GMT+7

Úc soạn luật ngăn ảnh hưởng từ Vành đai - Con đường của Trung Quốc?

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 27-8 tiết lộ dự luật mới cho chính phủ liên bang quyền xem xét và hủy bất kỳ thỏa thuận của chính quyền địa phương và các tổ chức công lập với nước ngoài.

Úc soạn luật ngăn ảnh hưởng từ Vành đai - Con đường của Trung Quốc? - Ảnh 1.

Thủ tướng Úc Scott Morrison - Ảnh: EPA

Dự luật cho phép Ngoại trưởng Marise Payne kiểm tra tất cả thỏa thuận hiện tại và trong tương lai với nước ngoài, và có quyền hủy bỏ chúng. Trong vòng 6 tháng kể từ khi luật có hiệu lực, các bang, vùng lãnh thổ, hội đồng địa phương và trường đại học phải thông báo cho chính phủ liên bang về mọi thỏa thuận với nước ngoài.

Đảng Lao động đối lập bày tỏ sự ủng hộ với dự luật mới, giúp dự luật này có nhiều khả năng được thông qua. Nếu được thông qua, luật sẽ cho phép chính phủ liên bang có quyền phủ quyết đối với bất kỳ giao dịch nào được thực hiện giữa chính quyền bang và vùng lãnh thổ, hội đồng địa phương, các trường đại học công lập với nước ngoài. 

Dự luật được cho là nhằm ngăn Trung Quốc tăng cường sức ảnh hưởng thông qua sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI).

Dự luật này có thể ảnh hưởng đến ít nhất là 135 thỏa thuận mà Úc hiện có với 30 quốc gia, theo Hãng tin Reuters.

Mặc dù Canberra khẳng định dự luật không nhắm vào Bắc Kinh, nhưng luật mới có khả năng khiến quan hệ song phương trở nên xấu hơn nữa. Động thái này cũng cho thấy có lo ngại rằng nhiều bang và nhiều trường đại học của nước này đang thực hiện các thỏa thuận với các công ty Trung Quốc mà Canberra tin rằng sẽ gây ra rủi ro an ninh.

Chính phủ Úc đã chỉ trích quyết định tham gia BRI của bang Victoria, cũng như bày tỏ lo ngại về việc các trường đại học đang hợp tác với các học giả Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ nhạy cảm. 

Ông Morrison ngày 27-8 không nói liệu ông có kế hoạch cấm thỏa thuận hợp tác trong dự án BRI của bang Victoria với Bắc Kinh hay không, nhưng cam đoan Úc cần bảo vệ mình trước bất kỳ mối đe dọa nào.

Ông Morrison nêu rõ chính phủ liên bang có trách nhiệm trong việc thiết lập chính sách ngoại giao của Úc, và nên đảm bảo các cơ quan chức năng khác của Úc không làm suy yếu các nỗ lực của Canberra trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, ông Morrison khẳng định dự luật không đặc biệt nhắm đến Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Úc với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Úc - đã xấu đi trong những năm gần đây, đặc biệt khi Canberra giới thiệu dự luật ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài và cấm Công ty Huawei của Trung Quốc tham gia việc triển khai mạng 5G.

Mối quan hệ tiếp tục xấu hơn khi ông Morrison kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 - một động thái có vẻ nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, thương mại giữa hai nước vẫn tiếp tục tăng vọt. Dữ liệu chính thức công bố trong tháng 8 cho thấy Trung Quốc hiện chiếm 49% xuất khẩu của Úc, theo báo Straits Times.

Canberra hoan nghênh tăng trưởng thương mại trong khi áp đặt các giới hạn cho mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là ngăn Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhạy cảm.

Tranh cãi

Ông Peter Jennings, giám đốc điều hành Viện Chính sách chiến lược Úc, nói ông ủng hộ luật mới. Ông Jennings nói luật cũng có thể cho phép chính phủ xem xét hợp đồng thuê cảng Darwin gây tranh cãi cho một công ty Trung Quốc - một thỏa thuận đã khiến Washington tức giận. Cảng này nằm gần một căn cứ mà thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân.

Tuy nhiên, giáo sư James Laurenceson, giám đốc Viện Quan hệ Trung - Úc thuộc Đại học Công nghệ Sydney, lại cho rằng dự luật là "sự phản ứng thái quá", lưu ý rằng thỏa thuận BRI của bang Victoria cũng không ngăn cản được việc Canberra có cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc.

"Trung Quốc sẽ nhìn nó (dự luật này) như một biện pháp khác nhắm vào Trung Quốc" - ông Laurenceson nói với Đài ABC news.

Đảng Lao động đối lập bày tỏ sự ủng hộ với dự luật mới, giúp dự luật này nhiều khả năng được thông qua.

Nhật - Ấn - Úc sẽ bắt tay để giảm phụ thuộc Trung Quốc về chuỗi cung ứng? Nhật - Ấn - Úc sẽ bắt tay để giảm phụ thuộc Trung Quốc về chuỗi cung ứng?

TTO - Sáng kiến phục hồi chuỗi cung ứng (SCRI) sẽ giúp bảo vệ các chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Đồng thời sáng kiến này có thể được mở rộng để thêm vào cả 10 nước ASEAN.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp