Cuộc khảo sát dựa theo các tiêu chí như thu nhập, việc làm, giáo dục, y tế, môi trường và cuộc sống cân bằng…
Phóng to |
Sau khi tránh được tình trạng bất ổn kinh tế từ các nước châu Âu, Úc đã vượt qua Na Uy và Mỹ trong bảng xếp hạng Better Life Index. Đây là năm thứ hai chỉ số này được thực hiện, chia ra theo 11 tiêu chí cụ thể dựa theo khảo sát dân chúng và không căn cứ vào GDP.
Khảo sát cho biết Mỹ là nước có thu nhập hộ gia đình cao nhất thế giới, trong khi họ thật sự không dành quá nhiều thời gian để làm việc. Chỉ 11% dân số làm việc hơn 50 giờ/tuần, 15% nam giới và 6% nữ giới làm việc đêm, phần còn lại chỉ làm khoảng 35,6 giờ/tuần. Thế nhưng, họ luôn cảm thấy căng thẳng bất chấp những con số tích cực trên. Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân chính là do áp lực nợ nần. Phụ nữ Mỹ phần nào hạnh phúc hơn nam giới và những người thu nhập cao thì hài lòng với cuộc sống nhiều hơn. |
Bất chấp những bê bối nhỏ trong chính phủ, 71% người dân nước Úc vẫn tin tưởng vào các tổ chức chính trị, so với mức trung bình chỉ 56%. Ngoài ra, 85% người Úc hài lòng với sức khỏe tốt của mình (mức trung bình 70%).
Khảo sát cũng cho thấy đàn ông nước này dành gần 3 tiếng/ngày để nấu ăn, dọn dẹp và chăm sóc gia đình. Đây là một trong những con số ấn tượng nhất so với đàn ông của 34 nước thành viên, vượt qua cả Mỹ, Đức và Canada.
Thế nhưng, không phải tất cả dân Úc đều được hưởng lợi khi một số điểm du lịch còn ghi nhận sụt giảm du khách và nhiều nhà sản xuất phải cân nhắc lại việc đầu tư ở nước Úc, vì đồng nội tệ mạnh đã làm giảm tính cạnh tranh trong xuất khẩu.
Giá trị đồng AUD cũng tương đương USD, mặc dù vẫn là mức cao trong lịch sử nhưng mạnh hơn so với euro và bảng Anh. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt gia tăng cũng khiến người dân thắt chặt hầu bao bằng cách săn mua hàng ở nước ngoài.
Nhưng miền đất hứa với tiêu chuẩn sống cao này đang là điểm đến của dân di cư từ khắp thế giới. Anh Davide Mazurek - 22 tuổi, quốc tịch Ý - đã đến Úc làm công trong các đồn điền được 6 tháng và quyết định không quay trở lại Ý nữa.
"Tôi không muốn về nước với cuộc khủng hoảng đồng euro. Ở đây tốt hơn, tiền lương tốt hơn... nhưng giá sinh hoạt cũng đắt đỏ hơn", anh cho biết.
Tuy nhiên, dù các chỉ số cho thấy mức độ hài lòng của người dân Úc đạt 7,4/10 (mức trung bình của OECD là 6,7), họ lại không lạc quan trong cuộc sống hằng ngày khi chỉ có 74% suy nghĩ tích cực. Chỉ số này thấp hơn của người Mỹ, Ireland và thậm chí là người Tây Ban Nha dù họ đang phải đối mặt với một núi nợ!
Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân là do người tiêu dùng Úc đã quá thận trọng. Họ thờ ơ với đối tác ở Mỹ và châu Âu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận