Một pha đi bóng của Văn Thanh trong trận thắng Qatar giành quyền vào chung kết - Ảnh: N.K.
Trên đây là phản hồi của bạn đọc Đại Lâm sau bài viết U-23 VN có hay, nhưng các ông lớn đã 'tự bắn chân mình'? của bạn đọc Thất Thất.
Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến tranh luận này.
'Là người không biết chơi nhưng lại có tình yêu với bóng đá, tôi đồng ý rằng Việt Nam vào được chung kết một phần là do may mắn.
Nếu chỉ thắng một trận, có thể do may mắn. Nhưng đến trận thắng thứ hai thì không còn là may mắn nữa rồi. Chẳng lẽ nào có một sự trùng hợp đến bất ngờ khi tất cả các đối thủ của U23 Việt Nam đều mắc sai lầm?"
Đại Lâm
Nhưng may mắn không thể mỉm cười nhiều lần với cùng một người và may mắn chỉ đến với những ai có thực lực, có nỗ lực chứ không phải chỉ biết ngồi đợi đối thủ tự bắn vào chân mình hay há miệng chờ sung rụng.
Nếu có may mắn vì đội Qatar mắc sai lầm chiến thuật nhưng các cầu thủ không có đủ sức khỏe để chạy cật lực trong 120 phút, không có tinh thần thép để vượt qua vòng penanty cân não đầy thử thách thì liệu chiến thắng có đến với chúng ta không?
Đó là còn chưa nói đến cú sốc với các cầu thủ khi trọng tài ưu ái đối phương, tặng cho đội Qatar quả phạt đền ở phút 39.
Nếu mất tinh thần, yếu bóng vía để bị đối phương uy hiếp, liệu Quang Hải có thể tiếp tục lạnh lùng thi đấu để lập cú đúp gỡ hòa cho đội nhà trong cuộc rượt đuổi ti3 số nghẹt thở đến đau tim như vậy không?
Chỉ là người ở ngoài xem thôi mà có không ít người đã lo lắng, hồi hộp, bứt rứt không yên, đấm ti vi thì người trong cuộc còn như thế nào nữa.
Bóng đá là những trận thi đấu có người thắng kẻ thua và nguyên nhân của mọi kết quả bao giờ cũng có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ quan là yếu tố quyết định.
Nếu chỉ thắng một trận có thể do may mắn. Nhưng đến trận thắng thứ hai thì không còn là may mắn nữa rồi. Chẳng lẽ nào có một sự trùng hợp đến bất ngờ khi tất cả các đối thủ của U-23 Việt Nam đều mắc sai lầm?
Nên nhớ rằng các đối thủ của U-23 Việt Nam, đặc biệt là Iraq và Qatar đều được đánh giá cao hơn chúng ta rất nhiều lần, đặc biệt là về mặt thể lực. Không lẽ nào huấn luyện viên của họ lại kém cỏi đến mức không bắt bài được chúng ta mà chỉ có ông Park Hang Seo bắt bài được họ?
Tôi cho rằng mục đích bài viết của Thất Thất là tốt: muốn đội tuyển và người hâm mộ nước nhà dù say men chiến thắng nhưng vẫn phải đứng trên mặt đất thay vì cứ ở mãi trên mây.
Dù vui mừng, hân hoan tới đâu chúng ta cũng nên nhìn thẳng vào thực tế của nền bóng đá nước nhà, từ đó có kế hoạch xây dựng dài hơi thay vì chỉ biết tung hô ngợi ca khi chiến thắng và tổng xỉ vả các cầu thủ, ban huấn luyện khi thất bại.
Cũng những cầu thủ hiện đang là anh hùng quốc dân này chỉ mới cách đây chưa lâu đã bị chê bai tơi tả khi thất bại thảm hại ở SEA Games 29 vừa qua.
Nghĩ đến đó thôi, càng thương các cầu thủ! Tôi hi vọng sau chiến thắng lịch sử của đội tuyển U-23 Việt Nam trong giải U-23 châu Á này người hâm mộ và cả những nhà quản lý ngành thể thao nước nhà nên tiếp tục có chiến lược đào tạo, huấn luyện bài bản cho lứa cầu thủ tài năng này để hướng đến những sân chơi lớn hơn.
Chúng ta đã vượt qua được hạn chế lớn nhất là tâm lý thi đấu chưa tốt, nhất là đứng trước các đối thủ mạnh, chắc chắn nếu tiếp tục duy trì được phong độ này, các cầu thủ sẽ tiếp tục lập nên kỳ tích.
Bài viết thể hiện quan điểm góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Mời bạn dự đoán kết quả trận chung kết theo bảng thăm dò dưới đây và chia sẻ ý kiến dưới phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected].
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, thành tích của Việt Nam tại giải U-23 châu Á?
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận